07/10/2010 07:27 GMT+7

Chuyện của một giáo viên hưu trí

Một giáo viên hưu trí
Một giáo viên hưu trí

TT - Ba mẩu chuyện của một nhà giáo về hưu kể sau đây làm người đọc thấy trong lòng bình yên hơn, khi mà gần đây có quá nhiều chuyện không hay xảy ra trong trường học.

JxVnfGPt.jpgPhóng to
Kỹ năng sư phạm của nhà giáo sẽ giúp trẻ nên người - Ảnh: T.T.D.

Chuyện 1

Năm học 1976-1977, cô phụ trách môn văn và chính trị trong một trường cấp III ở TP.HCM (thời đó gọi trường trung học phổ thông là trường phổ thông cấp III). Bấy giờ vấn đề “đấu tranh tư tưởng” còn gay gắt, nhiều học sinh ở lứa tuổi thanh niên chưa chấp nhận tư tưởng mới.

Một hôm cô đang giảng bài ở một lớp 11 thì từ phía học sinh có một tiếng la lớn: “Xạo!” và một chiếc áo sơmi được ném lên bảng, ngay chỗ cô đang viết. Cô quay lại nhìn thì thấy các học sinh đang hoảng sợ nhìn cô, có một em ở hàng ghế thứ hai cúi gằm mặt và... ở trần!

Cô cầm chiếc áo đi đến trước mặt học sinh ấy nhẹ nhàng nói: “Trong lớp học mà sao lại ở trần? Em mặc áo vào đi!”. Em miễn cưỡng mặc áo và tiếp tục ngồi học. Giờ ra chơi, cô gọi học sinh ấy tới nói riêng: “Em có điều gì không đồng ý thì thảo luận lại với cô, chứ hành động như em hồi nãy là không đúng, người ta sẽ đánh giá em không tốt”. Em ấy lý nhí xin lỗi và sau này trở nên ngoan ngoãn, rất quý cô.

Chuyện 2

Nội quy nhà trường nghiêm cấm hút thuốc trong trường. Một hôm vào giờ chơi, cô thấy ở hành lang dãy lớp 12 có khói thuốc lá bay lên. Cô đến nơi thì thấy một nam sinh lớp 12 đang hút thuốc. Trông thấy cô, em ném mẩu thuốc đang cháy dở xuống đất và lấy chân đạp lên. Thấy cô nhìn, em làm ra mặt tỉnh bơ, xòe tay ra: “Có gì đâu cô?”. Cô nói: “Em lớn rồi, cô tôn trọng em. Em có hút thuốc hay không, em biết rõ hơn cô!”. Em xin lỗi, cô khuyên em vài lời chứ không phạt.

Chuyện 3

Trường giao cho cô dạy môn văn lớp 12 chuyên lý. Các em học giỏi nhưng không thích học môn văn vì cho rằng môn ấy không cần thiết khi thi vào đại học, chỉ làm mất thì giờ các em mà thôi. Ngoài ra, chừng như các em có phần nào “khi dễ” cô giáo dạy văn, cho rằng cô không thông minh bằng mình.

Ngay từ buổi học đầu, các em thay phiên nhau hỏi cô đủ thứ về kiến thức môn văn, nói tiếng lóng là “quay tơi bời”. Rất hiểu ý các em, cô vui vẻ trả lời, thường là thông suốt và dặn: “Các em có thắc mắc gì thì cứ hỏi cô, biết thì cô trả lời ngay, chưa rõ thì hẹn các em, cô sẽ về tra cứu tài liệu rồi trả lời sau”.

Thực tế thì chưa có câu nào cô cần phải khất để về tra cứu tài liệu. Cuối cùng các em trở thành một tập thể rất quý mến và phục cô, đặc biệt là các em học tốt môn văn nhất khối.

***

Nói chung, làm giáo viên, khi có học sinh phạm khuyết điểm nên gặp riêng em, nói: “Nghe nói em... (tóm tắt khuyết điểm của em). Sự thật như thế nào nói cho cô rõ”. Thông thường, học sinh đã dám “quậy” thì tự cho mình là “anh hùng”, há sợ ai, cho nên em nói rõ hết những điều em làm.

Nên nghe rồi hỏi và câu chuyện thường diễn biến thế này: “Em thấy hành động như vậy có đúng hay không?”. Lại “anh hùng há sợ chi ai”, em đó sẽ dũng cảm “Thưa cô, sai”. “Vậy em có hứa sửa đổi không?” - “Dạ, em hứa”.

Các “anh hùng” này thường biết giữ lời hứa, đừng lo các em nuốt lời.

Theo bạn, việc học sinh ghi âm lén giáo viên trên lớp, dù bất cứ lý do gì, là:
Hành động vô lễ, không được phép Có thể thông cảm được Có thể ghi âm cho riêng mình nhưng không được phát tán Ý kiến khác

* Tin bài liên quan:

Học sinh vô lễ hay giáo viên thiếu tư cách?Cô giáo bị ghi âm lén sẽ bị kỷ luậtThầy không ra thầy, trò không ra trò, ai trách ai?Ghi âm trong lớp, nên hay không?Lo ghi âm, không lo học?Cây có nhiều sâu do không chăm tốtĐừng nghĩ giáo viên = biết tuốtGiúp học sinh hành động đúng

Một giáo viên hưu trí
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên