Lo ghi âm, không lo học?Học sinh vô lễ hay giáo viên thiếu tư cách?Cô giáo bị ghi âm lén sẽ bị kỷ luậtThầy không ra thầy, trò không ra trò, ai trách ai?
Vấn đề được nhiều bạn đọc đặt ra giờ đây là “học sinh có được phép/nên hay không ghi âm trong giờ học?”. Có ý kiến ủng hộ vì cho rằng điều đó cần thiết cho người học. Có ý kiến không đồng tình vì cho rằng việc đó có thể bị lạm dụng để ghi lại những hình ảnh, lời lẽ đôi khi thiếu chuẩn mực của người giảng bài và để lại hậu quả không tốt...
Để rộng đường tranh luận, Nhịp sống trẻ trích đăng ý kiến của một số bạn về điều “nên hay không nên” này.
* Ghi âm để học là tốt
Theo quan điểm của tôi, ghi âm trong học đường là việc chẳng có gì to tát. Chúng ta có quyền bình đẳng, việc ghi âm là nhằm kiểm lại những gì mình học trên lớp có thể nắm bắt không kịp, như vậy sẽ không bị rơi vào tình trạng hổng kiến thức. Đó là việc làm mang tính chất tự giác cao của học sinh, sinh viên trong chuyện học.
Phóng to |
Theo bạn, việc học sinh ghi âm lén giáo viên trên lớp, dù bất cứ lý do gì, là:
Hành động vô lễ, không được phép Có thể thông cảm được Có thể ghi âm cho riêng mình nhưng không được phát tán Ý kiến khác
|
Quay lại vấn đề học sinh dùng máy ghi âm ghi lại lời lẽ mắng nhiếc học sinh như những gì báo đã đề cập vài hôm nay. Cần phải thấy nếu không có đoạn ghi âm này thì chúng ta có biết được quan hệ cô - trò ở đây và cả phẩm chất hai bên tệ đến mức nào? Việc học sinh được ghi âm trong giờ thầy cô giảng bài sẽ là động lực để giáo viên ý thức mình đang giảng dạy điều gì cho học sinh vì đó có thể là bằng chứng sau này. Mong rằng hiệu trưởng của các trường, các thầy cô có trách nhiệm hãy nghĩ việc ghi âm theo chiều hướng tích cực.
Tôi từng học với giáo viên nước ngoài, họ dạy rất bài bản và chuẩn bị kiến thức rất kỹ nên việc ghi âm những lời họ giảng còn được khuyến khích. Chúng ta hãy vì nền giáo dục rộng mở và tiến bộ; muốn làm được điều đó thì giáo viên phải là đội ngũ tiên phong và chất lượng học tập của học sinh sẽ phản ánh điều đó.
* Chỉ là công cụ hỗ trợ học tập
Việc sử dụng máy ghi âm trong giờ học là cách để học sinh ghi lại bài giảng của thầy cô hiệu quả nhất, khi học sinh cảm thấy việc ghi chép của mình có thể có thiếu sót do giáo viên nói nhanh, hoặc do bản thân ghi chậm, thậm chí do hôm đó là ngày học sinh không đến trường để nghe thầy cô giảng bài. Tôi ngạc nhiên khi thấy ý kiến của đa số bạn đọc lại cho đó là hành động vô lễ, không được phép.
Theo tôi, máy ghi âm là công cụ hỗ trợ học sinh học tốt hơn và chúng ta phải khuyến khích học sinh dùng, những người cấm đoán - nhất là thầy cô giáo - hãy tự xem lại mình, nếu đã chuẩn bị kỹ lưỡng, tự tin khi truyền đạt kiến thức thì không có gì phải ngại.
* Là chuyện bình thường
Ghi âm trong giờ học là chuyện bình thường. Tôi từng đi học và cũng là giảng viên: lúc còn đi học, thầy cô nào dạy hay tôi cũng ghi âm về nghe lại để củng cố những phần mình không nghe kịp. Khi tôi giảng bài, một số sinh viên có máy ghi âm để ngay bàn đầu chỗ gần giảng viên nhất, tôi thấy vui và tự nhủ phải làm sao để người nghe thấy thích thú hơn trong giờ học. Khi mình nói, họ hứng thú nghe là tôi mừng lắm rồi. Quan sát thấy họ sao nhãng hay nói chuyện riêng là mình phải điều chỉnh ngay. Đặc biệt môn ngoại ngữ, người dạy không nên nghĩ rằng mình chuẩn nhất.
* Không được phép làm như vậy!
Chúng ta có thể liên tưởng: một đứa con lén ghi âm lời cha mẹ mắng mỏ, nặng lời ở nhà rồi phát tán lên mạng. Mọi người sẽ nghĩ gì?
Những bậc làm cha mẹ trong cơn chống chọi cơm áo gạo tiền có bảo đảm chắc chắn rằng: luôn luôn ngọt ngào với những đứa con hư hỏng, chỉ biết hưởng thụ, đòi hỏi cho bản thân không? Thực tế người lớn chúng ta có luôn luôn cư xử đúng mực với trẻ nhỏ chưa? Có trăm chuyện đều làm trẻ nhỏ trăm lần kính nể chưa? Vậy mỗi lần người lớn sai, trẻ nhỏ đều được phép phản ứng như vậy phải không? Nếu ai khẳng định ngay là phải, tôi mà làm thầy không bao giờ nhận con của họ là học trò.
Thầy cô giáo, cha mẹ là những người bình thường và đâu phải là những người hoàn hảo. Từng ngày họ vẫn luôn học ở đời đấy chứ. Nghĩa là họ vẫn còn sai sót, nhưng chắc chắn là tốt hơn người trẻ. Cha mẹ, thầy cô có lỡ nặng lời xúc phạm đến người trẻ (dù là mắng oan) tôi cho rằng họ vẫn được phép. Ngược lại, người trẻ mới không được phép làm những điều hỗn láo. Giả sử giáo viên có xúc phạm nặng lời con tôi đến độ gọi là “không chịu nổi” thì chắc chắn cũng nhẹ nhàng hơn đời xúc phạm nếu khi lớn lên nó không ra gì!
Tôi cũng có rất nhiều cách để thầy cô hiểu con tôi hơn mà con tôi không được phép có hành vi vô đạo đức với thầy cô của mình như vậy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận