13/04/2023 17:00 GMT+7

Chương trình tư vấn: quản lý đột quỵ từ kiểm soát các yếu tố nguy cơ đến phục hồi chức năng

Việc điều trị sau đột quỵ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và phục hồi chức năng sẽ góp phần giảm các biến chứng, giảm nguy cơ tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chương trình tư vấn: quản lý đột quỵ từ kiểm soát các yếu tố nguy cơ đến phục hồi chức năng

Chương trình tư vấn: quản lý đột quỵ từ kiểm soát các yếu tố nguy cơ đến phục hồi chức năng

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ

TS BS. Nguyễn Bá Thắng - trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh, trưởng Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) - cho biết huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Có khoảng 77% trường hợp đột quỵ lần đầu có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp. Nếu kiểm soát tốt yếu tố huyết áp, nguy cơ đột quỵ có thể giảm 35 - 40%.

Các bệnh về tim cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ đáng chú ý. Rung nhĩ là bệnh lý tim mạch có nguy cơ gây đột quỵ cao nhất, chiếm khoảng 50% số ca bệnh. Người bệnh đột quỵ do các bệnh lý tim mạch có nguy cơ tái phát đột quỵ cao. Tuân thủ điều trị và xây dựng kế hoạch dự phòng từ sớm chính là chìa khóa để ngăn ngừa tình trạng này.

Người bệnh đái tháo đường cũng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao, gấp 2 - 6 lần so với người bệnh thông thường. Tuy nhiên, đây là yếu tố có thể điều chỉnh được nên việc kiểm soát tốt tình trạng bệnh có thể giảm đáng kể tỷ lệ đột quỵ.

TS BS. Nguyễn Bá Thắng khám cho người bệnh đột quỵ

TS BS. Nguyễn Bá Thắng khám cho người bệnh đột quỵ

Theo BS CKII. Nguyễn Đức Thành - trưởng khoa Phục hồi chức năng BV ĐHYD TP.HCM, nguy cơ đột quỵ cũng có thể bắt nguồn từ lối sống sinh hoạt kém lành mạnh. Đó cũng là lý do tại sao người bệnh đột quỵ ngày càng "trẻ hóa".

Phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ

Theo BS CKII. Nguyễn Đức Thành, việc phục hồi chức năng cho người bệnh cần được thực hiện sớm nhất có thể, đều đặn và kéo dài.

6 tháng đầu sau cơn đột quỵ là "khoảng thời gian vàng" của quá trình phục hồi. Tùy vào chuyển biến của người bệnh mà quá trình này có thể kéo dài trong vài tháng, vài năm, thậm chí là cả cuộc đời.

Tùy vào thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp gồm: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, sử dụng dụng cụ trợ giúp và huấn luyện người bệnh tự chăm sóc bản thân.

TS BS. Nguyễn Bá Thắng chia sẻ BV ĐHYD TP.HCM đã thành lập Đơn vị Đột quỵ nhằm mang đến cho người bệnh phương pháp điều trị toàn diện. Ngay khi người bệnh được đưa tới bệnh viện, quy trình cấp cứu đột quỵ sẽ được kích hoạt.

Tại bệnh viện, quá trình phục hồi chức năng sẽ được xây dựng dựa trên những chuyển biến của người bệnh đột quỵ ngay sau khi cấp cứu. Từ đó, đưa ra những phương pháp cải thiện chức năng phù hợp thể trạng, giúp người bệnh thích ứng nhanh với những thay đổi của cơ thể, sớm quay trở lại cuộc sống hàng ngày.

Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ và phục hồi chức năng ở người bệnh đột quỵ, Trung tâm Truyền thông BV ĐHYD TP.HCM phối hợp Công ty TNHH Bayer Việt Nam thực hiện Chương trình tư vấn Nhịp cầu tim mạch với chủ đề "Hành trình quản lý đột quỵ từ kiểm soát các yếu tố nguy cơ đến phục hồi chức năng".

Mời bạn đọc theo dõi chương trình tại: https://bit.ly/hanhtrinhquanlydotquy

Chương trình tư vấn: quản lý đột quỵ từ kiểm soát các yếu tố nguy cơ đến phục hồi chức năng

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên