Tuy nhiên chứng viêm tai giữa lại chưa được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến nhiều trẻ bị biến chứng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và trí tuệ.
Đó là thông tin do thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thanh Thế - bộ môn tai mũi họng thuộc Trường đại học Y dược Cần Thơ - cảnh báo tại hội nghị khoa học “Cập nhật kiến thức điều trị bệnh lý tai” do Bệnh viện Tai mũi họng Cần Thơ tổ chức mới đây.
Bác sĩ Thế đề nghị nên xem xét, lồng ghép để đưa vào trường học chương trình tầm soát bệnh lý viêm tai giữa, tai mũi họng vào chương trình phòng chống điếc cộng đồng vì sự phổ biến của bệnh (đặc biệt ở nhóm tuổi mầm non) cùng với việc chưa có nhiều người dân hiểu về mức độ nguy hiểm của căn bệnh và do đây là loại bệnh có diễn biến âm thầm, khó nhận biết trong thời kỳ đầu.
Theo các bác sĩ, đa số người bị bệnh này không có triệu chứng rõ ràng, thường chỉ là ù tai, nghe kém nên dễ bị bỏ qua. Viêm tai giữa có nhiều dạng, diễn biến bệnh thường kéo dài, từ nhỏ cho đến tuổi lao động. Nếu không điều trị kịp thời, đến lúc gặp phải các biến chứng như nghe kém hoàn toàn, viêm màng não, liệt mặt... thì việc điều trị sẽ không hiệu quả.
Theo bác sĩ Phạm Thanh Thế, nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất là viêm V.A, viêm mũi xoang hay khối u ở vòm mũi họng.
Vì vậy bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên nghĩ đến bệnh viêm tai giữa khi con trẻ có các dấu hiệu sổ mũi, viêm họng, sốt, ho kéo dài hoặc khi trẻ than đau tai, ù tai, nghe kém. Cần đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận