![]() |
Các công nhân đang đi bộ ngang qua Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM - Ảnh: AFP |
Theo Bloomberg, chỉ số chứng khoán Việt Nam - thị trường tăng trưởng ấn tượng nhất Đông Nam Á trong năm 2013 - đã sẵn sàng tăng cao, nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và chính sách nới lỏng vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài, theo kết quả từ cuộc thăm dò của Bloomberg.
Các nhà phân tích trong cuộc khảo sát của Bloomberg ước tính trung bình điểm chuẩn VN-Index sẽ tăng khoảng 8% từ đầu năm 2014 đến nay. Chỉ số này trong năm qua đã tăng 11%, chỉ xếp sau Dubai dựa trên các tính toán ở 50 thị trường lớn nhất thế giới. Chỉ số MSCI Asia Pacific Index giảm 2,8%.
Viễn cảnh triển vọng
Chỉ số thị trường chứng khoán trị giá 50 tỉ USD của Việt Nam rong phiên giao dịch cuối năm Quý Tỵ (24-1) đã tăng 1,2% lên 560.19, mức cao nhất kể từ tháng 11-2009. |
Bà Trần Thị Kim Cương, Trưởng phòng Đầu tư Cổ phiếu của Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam trả lời phỏng vấn hôm 24-1 cho biết: "Năm nay, chúng tôi rất tự tin vì nền kinh tế vĩ mô có vẻ khá ổn định với nhiều dấu hiệu chứng tỏ tiềm năng tăng trưởng". Bà dự đoán chỉ số VN Index sẽ chạm ngưỡng 605 điểm vào cuối năm 2014.
Nền kinh tế năm 2014 sẽ mở rộng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2011 nhờ xuất khẩu tăng cao và Nhà nước mua nợ xấu từ các ngân hàng. Năm 2013, giới đầu tư nước ngoài đã đổ vào thị trường cổ phiếu Việt Nam dòng tiền ròng 263 triệu USD, trong bối cảnh sức hấp dẫn từ các thị trường kém phát triển.
"Sự ổn định kinh tế vĩ mô cộng với các công ty tăng trưởng và định giá hợp lý sẽ là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho Việt Nam", theo Người đứng đầu Bộ phận bán hàng Công ty môi giới chứng khoán Viet Capital Securities tại TP.HCM Michel Tosto. Ông dự báo chỉ số VN Index sẽ đạt mốc 620 vào cuối năm 2014.
Nhà phân tích tại CIMB Securities International Michael Kokalari trong bản báo cáo tháng 1-2014 cho biết: "Việc "làm sạch" hệ thống ngân hàng sẽ là một chất xúc tác quan trọng cho thị trường năm 2014".
Chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán ACB Attila Vajda nhận định: "Thị trường sẽ hưởng lợi từ các nguồn tiền mặt liên tục và triển vọng về sự phục hồi trong những năm kế tiếp". Ông lạc quan dự báo VN-Index sẽ đạt 620 điểm vào cuối năm 2014.
Định giá thấp
Cổ phiếu của Việt Nam tương đối rẻ hơn so với các nước trong khu vực. VN-Index được định giá gấp 12 lần lợi nhuận ước tính, mức thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Bloomberg dẫn lời giới phân tích cho biết lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn Việt Nam dự kiến sẽ tăng 20% trong vòng 12 tháng, so với mức tăng 17% trong chỉ số MSCI Frontier Markets Index.
Cổ phiếu Vinamilk - công ty sữa lớn nhất Việt Nam, năm 2013 đã tăng 43% trong khi cổ phiếu của công ty dược phẩm lớn nhất được niêm yết như DHG Pharmaceutical tăng 65%, so với mức tăng 24% của VN-Index.
Nền kinh tế Việt Nam đang cho thấy nhiều dấu hiệu "khỏe" lại. Dự kiến GDP năm nay sẽ tăng lên mức 5,8%, so với 5,42% năm 2013 và 5,25% năm 2012. Dữ liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cho thấy số lượng tài khoản giao dịch mở cho các nhà đầu tư ngoại trong năm 2013 đã tăng 56% lên 730 công ty, trong đó cung cấp cả các dịch vụ hỗ trợ giao dịch. Năm 2013, giới đầu tư nước ngoài đã mua ròng 75 triệu USD cổ phiếu Việt Nam.
Vẫn còn rủi ro Tuy vậy, khối lượng giao dịch thấp đã khiến một số nhà đầu tư chùn chân khi mua chứng khoán Việt Nam. Số liệu từ Bloomberg cho thấy khối lượng cổ phiếu trao tay trung bình mỗi ngày tại sàn giao dịch TP.HCM trong năm qua tính đến ngày 24-1-2014 là khoảng 1,09 nghìn tỉ VND (52 triệu USD), so với con số 15 tỉ USD trên sàn giao dịch Shanghai Stock Exchange ở Trung Quốc. "Đó là một thị trường cổ phiếu nhỏ, không có nhiều công ty niêm yết", nhà quản lý quỹ đầu tư Aberdeen Asset Management Asia Christopher Wong nói. Mặc dù sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam đã giúp hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings hôm 23-1 đưa ra đánh giá nâng cao triển vọng của thị trường này từ "ổn định" sang "tích cực", nhưng hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều điểm yếu kém. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận