23/03/2018 11:56 GMT+7

Chứng khoán sau vượt đỉnh là bốc hơi

PHƯỚC TRÍ
PHƯỚC TRÍ

TTO - Vừa mới vượt đỉnh trong phiên hôm qua, chứng khoán Việt Nam đang phải đối diện với phiên sụt giảm mạnh khi VN Index giảm hơn 28 trong phiên sáng.

Chứng khoán sau vượt đỉnh là bốc hơi - Ảnh 1.

Trước áp lực từ thị trường thế giới, chứng khoán Việt Nam giảm mạnh - Ảnh: DUYÊN PHAN

ính đến 9h50 phút sáng, chỉ số VN-Index đã giảm 23,72 điểm xuống còn 1.148 điểm, đã có lúc VN Index mất đến gần 30 điểm. Một màu đỏ bao trùm bảng điện.

Trong nhóm VN30, chỉ một mình VIC của Tập đoàn Vingroup là có được sắc xanh khi tăng 200 đồng lên 108.200 đồng một cổ phiếu, màu đỏ bao phủ toàn bộ bảng điện.

Ở nhóm ngân hàng, nhóm giữ vai trò quan trọng trong việc đưa chỉ số vượt đỉnh, tất cả đều chịu sức ép giảm giá.

Mã BID của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giảm 1.400 đồng xuống còn 42.900 đồng một cổ phiếu. Mã MBB của ngân hàng Quân đội giảm 1.000 đồng xuống còn 35.000 đồng một cổ phiếu.

Mã VCB của ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giảm 1.900 đồng xuống còn 70.100 đồng một cổ phiếu. Mã CTG giảm 800 đồng xuống còn 35.000 đồng một cổ phiếu.

Trên sàn Hà Nội, mã ACB của ngân hàng Á Châu giảm 1.200 đồng xuống còn 45.800 đồng một cổ phiếu. Mã SHB của ngân hàng Sài Gòn Hà Nội giảm 300 đồng xuống còn 13.000 đồng một cổ phiếu.

Nhóm ngân hàng được các chuyên gia đánh giá là có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ số, việc hàng loạt mã rớt giá trong phiên sáng đã khiến cho thị trường chịu một áp lực quá mạnh và giảm sâu.

Bên cạnh đó, một vài mã lớn khác cũng không tránh khỏi tình trạng tương tự.

Mã VJC Vietjet Air giảm 3.000 đồng xuống còn 205.900 đồng một cổ phiếu. Mã MSN của CTCP Tập đoàn Masan giảm 1.200 đồng xuống còn 102.400 đồng một cổ phiếu.

Mã VNM của công ty Sữa Việt Nam giảm 3.100 đồng xuống còn 205.900 đồng một cổ phiếu. Mã GAS của công ty Khí Việt Nam giảm 3.300 đồng xuống còn 130.500 đồng một cổ phiếu.

Theo nhiều chuyên gia đánh giá việc thị trường chứng khoán vượt đỉnh chỉ mang đến ý nghĩa về mặt tâm lý, xét về kỹ thuật sẽ có những phiên điều chỉnh vì thị trường đã trải qua thời gian tăng liên tục quá lâu.

Cộng với đó là ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường thế giới đã tạo nên sức ép quá lớn đến thị trường Việt Nam.

Trong phiên hôm qua, sau những tác động từ thông tin tăng lãi suất của FED cũng như nguy cơ chiến tranh thương mại, chỉ số Dow Jones đã giảm đến 724,42 điểm, mức giảm cao nhất trong 6 tuần qua. Ảnh hưởng tiêu cực đã lan toả ra khắp thế giới.

Tại châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã giảm 764,07 điểm và chỉ số HSI của Hồng Kong đã giảm đến 968,94 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23-3, chỉ số VN Index giảm 18,77 điểm (1,60%) còn 1.153,59 điểm.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 2,17 điểm (1,62%) xuống còn 131,88 điểm. Chỉ số Upcom-Index giảm 0,48 điểm (0,8%) xuống còn 59,91 điểm.

Trên ba sàn, tổng cộng có 214 mã tăng giá và 448 mã giảm giá. Giá trị giao dịch khoảng 9.800 tỉ đồng.

VN Index tăng 13 điểm, vượt đỉnh lịch sử sau 10 năm VN Index tăng 13 điểm, vượt đỉnh lịch sử sau 10 năm

TTO - Sau 10 năm tạo đỉnh 1.170 điểm, chứng khoán Việt Nam có một phiên hứng khởi hôm nay, 21-3, vượt đỉnh lịch sử thiết lập từ năm 2008.

PHƯỚC TRÍ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên