Chủ nhiệm như “hiệu trưởng con”
Phóng to |
Cô Trần Thị Hằng, một trong những giáo viên phải đảm nhiệm công tác chủ nhiệm cùng lúc hai lớp tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội - Ảnh: Vĩnh Hà |
Xin góp thêm vài nỗi khổ của giáo viên chủ nhiệm, giúp mọi người và học sinh thấu rõ:
1. Áp lực thành tích học tập, thi cử ngày một lớn, nhất là ai chủ nhiệm lớp bán công, lớp học sinh yếu. Kết quả không bằng lớp khác sẽ bị lãnh đạo phê bình, đánh giá, mà còn bị phụ huynh trách móc; cho dù giáo viên chủ nhiệm cũng chỉ dạy có một môn mà thôi.
2. Công việc giáo dục học sinh trong nhà trường do nhiều bộ phận đảm trách, như Đoàn, Đội, Hội.....Nhưng thực tế là " trăm dâu đổ đầu" chủ nhiệm. Nhiều trường lập ra tổ ( ban) giám thị rồi cắt mất của giáo viên chủ nhiệm 1 giờ, thành ra họ chỉ hưởng 3 giờ. ( Không biết cách cắt này có phạm luật không ?).
So với bí thư Đoàn trường hưởng 16 giờ/ tuần, phó bí thư 08 giờ/ tuần...thì việc trả công cho chủ nhiệm thấp quá. Chúng tôi làm việc vì tình thương học sinh. Nếu làm tốt, phần thưởng lớn nhất và duy nhất là được học sinh yêu thương.
Còn ngược lại sẽ chịu một áp lực nặng nề từ lãnh đạo nhà trường, học sinh và phụ huynh. Nhất là với giáo viên nào đảm nhiệm những lớp bán công, lớp yếu, lớp có nhiều học sinh lưu ban. Học sinh bỏ học, trốn học - đi tìm nguyên nhân và thuyết phục; học sinh đánh nhau- xử lí và giáo dục; học sinh yêu nhau không lành mạnh - tư vấn và uốn nắn; học sinh bệnh - đi thăm; gia đình học sinh có hiếu hỉ tang chế- đến chung chia nghi lễ…
Bất cứ lúc nào, học sinh có chuyện gì cũng bị nhà trường và phụ huynh réo gọi, yêu cầu có mặt giải quyết...Nhiều học sinh (và cả phụ huynh cá biệt) không hiểu còn ghét bỏ, nói xấu, quấy nhiễu... Nhiều giáo viên bị trầm cảm, xin nghỉ việc vì nỗi khổ của chủ nhiệm.
3. Cuộc sống ngày càng phát triển, với sự tác động nhiều chiều, mà những tiêu cực xã hội chi phố mạnh lối sống đạo đức của học sinh.
Gia đình ngày càng giao phó con em cho nhà trường, nhà trường như Khoán cho chủ nhiệm. Vì thế, công tác chủ nhiệm ngày càng quan trọng và mệt nhọc. Nhưng về quyền lợi và vị thế, chủ nhiệm lớp lại thấp nhất trong nhà trường, ban ngành nào cũng có quyền giao việc và chỉ đạo (cả sự lạm dụng hai từ Kết hợp...).
Vì thế, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi thiết tha mong mỏi ngành giáo dục cần điều chỉnh các quy định hiện hành, công bằng hơn với giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Để việc giáo dục học sinh tốt hơn, đều hơn, chứ không còn tùy thuộc vào tình thương của từng giáo viên nữa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận