Thứ 7, ngày 17 tháng 4 năm 2021
Chống ngập: cần dành chỗ cho nước
TT - Sau cuộc họp bàn về giải pháp cấp bách chống ngập cho TP.HCM, trong đó có giải pháp làm hồ điều tiết nước (Tuổi Trẻ ngày 22-10 đã phản ánh), đã có bạn đọc bàn thêm về vấn đề này.
![]() |
Người chạy xe té ngã do ngập sâu trên đường Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân, TP.HCM) - Ảnh: Hữu Khoa |
>> Hiến kế chống ngập bằng giữ nước và thấm nước
Tuổi Trẻ giới thiệu một ý kiến.
Hiện nay việc chống ngập ở TP.HCM dù đã có nhiều giải pháp tổng hợp như xây dựng hệ thống đê bao, cống ngăn triều, hồ điều tiết nước, cải tạo hệ thống cống rãnh, nạo vét kênh rạch, quản lý xả lũ... nhưng còn rất hạn chế và có phần lúng túng, nhất là do tác động biến đổi khí hậu mực nước biển dâng, đỉnh triều tăng cao, mưa trên 100mm xảy ra với tần suất nhiều hơn.
Dừng việc san lấp kênh rạch Nếu quy hoạch theo phương pháp “dành chỗ cho nước” thì ngay bây giờ phải thống nhất cách tiếp cận, đổi mới tư duy và phương pháp lập quản lý thực hiện quy hoạch. Trước mắt phải dừng ngay việc san lấp các kênh rạch để phát triển đô thị, tập trung trọng tâm vào xây dựng các hồ điều tiết nước lớn nhỏ, tăng thêm diện tích thấm nước. Đặc biệt quy hoạch phải có tính dân chủ, có sự tham gia của cộng đồng một cách đúng nghĩa. |
Theo kinh nghiệm của Hà Lan, xây dựng đô thị có chủ động “dành chỗ cho nước” là giải pháp chống ngập hiệu quả nhất.
Thay vì xây dựng các rào cản kỹ thuật để chống chọi với nước, nên có giải pháp tạo nhiều không gian cho nước, để nước xâm nhập các đô thị theo cách có thể kiểm soát được, qua đó giúp cải thiện khí hậu, cảnh quan, chất lượng nước và đặc biệt giảm phí xây dựng các công trình ngăn lũ và thoát nước.
Quy hoạch đô thị phải dựa trên “quy hoạch nước”, “quy hoạch dành chỗ cho nước”, bao gồm quy hoạch thủy lợi, quy hoạch các lưu vực dòng chảy, thoát lũ, chỗ lên xuống của thủy triều.
Ngoài các khu vực chứa thoát nước tự nhiên, một số đô thị cũng cần có thêm hồ nhân tạo làm túi chứa nước khi triều cường, mưa to hay lũ.
Hồ này cần phải đủ năng lực dung nạp nước để chúng không ảnh hưởng tới đô thị. Khi đến mùa khô hạn, chính các hồ này sẽ cung cấp nước ngược trở lại, làm cho môi trường sinh thái đô thị ổn định.
Ở TP.HCM, giải pháp hồ điều tiết nước đã được đề cập song không được coi là giải pháp sống còn, là phương pháp “quy hoạch dành chỗ cho nước” nên đến nay vẫn chưa được thực hiện.
Do vậy để chống ngập cho thành phố hiệu quả, ngoài các giải pháp tổng hợp đã nêu trên, cần tập trung tổng lực vào giải pháp hồ điều tiết nước theo phương pháp quy hoạch “dành chỗ cho nước”.
Hồ điều tiết lớn trước mắt nên tập trung vào các khu vực: Khánh Hội (Q.4), công viên 23-9 (Q.1), bến xe Chợ Lớn (Q.6), Thủ Thiêm (Q.2), Gò Dưa (Q.Thủ Đức)... Những hồ lớn này nên do thành phố thực hiện. Với hồ điều tiết nhỏ nên tận dụng các hồ nhỏ, công viên, tiểu đảo, dạ cầu... như Kỳ Hòa (Q.10), Đầm Sen (Q.11), vòng xoay Phú Lâm (Q.6)... và các hồ này do quận thực hiện.
Đồng thời cần tăng thêm diện tích thấm nước như mái nhà xanh (giảm được 50% lượng nước bề mặt thoát ra từ mái nhà), vỉa hè bêtông trồng cỏ (tạo vẻ đẹp như bãi cỏ tự nhiên, cải thiện môi trường, giảm tải cho hệ thống thoát nước mặt), hố cây thấm lọc (hệ thống cây trồng được xây dựng theo kết cấu truyền thống như hiện nay cần phải được cải tạo kết hợp với hệ thống lọc cát, sỏi để tăng khả năng thẩm lọc và lưu giữ nước), mương thực vật (dùng các vật liệu tự nhiên như cát sỏi để thực hiện quá trình thẩm lọc nước mưa, phía trên là lớp phủ thực vật)...
Mảng xanh đô thị không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan kiến trúc của đô thị mà còn là bộ phận quan trọng trong thoát và giữ nước bền vững.
Hiến kế chống ngập cho TP.HCM và các đô thị khác: - Bạn có sáng kiến gì trong việc giúp chống ngập? - Các đô thị khác nên rút ra những bài học gì để tránh rơi vào tình trạng ngập nặng như TP.HCM? Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online qua email tto@tuoitre.com.vn hoặc bằng phần Ý kiến bạn đọc ngay bên dưới bài viết. TTO |
-
TTO - Cục Quản lý dược mới chỉ nhận được các văn bản của Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex thông báo về chủ trương tìm kiếm đối tác cung ứng vắc xin phòng chống dịch bệnh COVID-19 (Moderna).
-
TTO - Chiều 17-4, Bộ Y tế cho biết có thêm 8 ca COVID-19 mới được cách ly sau nhập cảnh tại Khánh Hòa, Kiên Giang, Đà Nẵng; Bộ lập 5 đoàn kiểm tra công tác quản lý xuất nhập cảnh, cách ly, giám sát y tế, triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19.
-
TTO - Liên quan đến vụ 35 học sinh chơi slime (chất dẻo ma quái) bị ngộ độc ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, người bán hàng cho biết các em mua thứ chất dẻo này về chơi và trộn với nhiều chất khác để chế ra đồ chơi theo ý thích.
-
TTO - Đại diện Lotteria Việt Nam cho rằng thông tin chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này sẽ đóng cửa ở Việt Nam là không đúng, và đang có cách hiểu chưa chính xác trong thông tin từ báo chí Hàn Quốc.
-
TTO - 9X tạo mô hình AI (trí tuệ nhân tạo) viết nhạc, Nam Thư tố nhãn hàng sử dụng hình ảnh quảng cáo trái phép, bà Nguyễn Phương Hằng liên tục 'công kích' Hoài Linh, '1990' dời lịch chiếu... là những tin đáng quan tâm ngày 17-4.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận