21/10/2014 09:43 GMT+7

Cứu kênh, rạch bị lấp để chống ngập

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - Nhớ những con kênh, rạch đã bị bồi, lấp là nỗi niềm của nhiều bạn đọc gửi đến bình luận cho bài viết Chống ngập như hiện nay: tốn tiền, hiệu quả thấp, và Chống ngập: phải thay đổi cách làm.


Ngập nặng ở đường Tân Hóa, Q.11, TP.HCM - Ảnh tư liệu

Và muộn còn hơn không, hãy ra tay cứu những con kênh, rạch còn lại.

Tuổi Trẻ Online xin trích đăng:

- Việc chúng ta làm để chống ngập là trả lại cho tự nhiên bao nhêu con kênh, rạch mặt ruộng... mà chúng ta đã lấp. Hiện tại chúng ta một mặt vẫn lấp ruộng xây dự án một mặt hô hào chống ngập thì thử hỏi là nước sẽ đi đâu?

Có thể dành chút thời gian quý báu đi về Nhà Bè, Bình Chánh, Q7 dọc theo các con kênh, con sông và đồng ruộng xem người ta đang lấp nó như thế nào thì biết ngay hậu quả có thể đến. 

TUDO

- Thành phố bị nhấn chìm sau những cơn mưa là do không đủ kênh, rạch thoát nước. Có ai dám nghĩ đến việc biến vài con đường thành kênh, rạch không nhỉ, vừa thoát nước tốt, vừa làm mát thành phố mà còn là phương tiện giao thông thủy rất lớn và đẹp mắt, bù lại những tuyến đường đã mất...

Khanh Mỹ Hiệp

- Tôi thấy trên đại lộ Võ Văn Kiệt đoạn từ nút giao Hồ Học Lãm đến nút giao An Duong Vương, đoạn này làm đường nhưng không làm cửa xả thoát nước ra kênh. Cứ mưa nhỏ hay to là đoạn đường này cũng ngập hết. 

Sao Ban Chống Ngập không suy nghĩ làm cống thoát nước ra sông để dân nơi đây bớt khổ?

Tran Van Thanh

- Quận 12 tuy ít ngập nhưng có những hố sâu diện tích rất lớn, có thể chứa một lượng lớn nước mưa, nhưng chẳng có hệ thống dẫn nước vào cho nên hồ vẫn cạn, vì cống chủ yếu là dẫn ra sông ra kênh.

Thật là tuyệt nếu chúng ta qui hoạch các khu trũng đó là hồ chứa tự nhiên.

rosa

- Ngày trước, khu phía Nam (Phú Mỹ Hưng, Cần Guộc) là toàn bộ khu vực trống, chính quyền lúc đó đã không cho dân xây dựng phát triển nhà ở.

Vì khu vực đó là vùng trũng để chứa nước của SG.

Rồi đến các kênh rạch trong nội ô SG thông thoáng dòng chảy.

Sau này dân cư xây dựng nhà che lấp, lấn kênh lấp đất phát triển thêm diện tích làm các kênh thay đổi dòng chảy tự nhiên.

Sự phát triển vượt bậc của việc đầu tư, các dự án lớn của TP, từ đó đã làm thay đổi mọi thứ. 

Bây giờ, dân cư trong TP phải chấp nhận sống chung với ngập úng.

Nhiều nơi mỗi khi các cơn mưa gặp phải thủy triều dâng lên cùng một lúc thì đành phải chấp nhận.

Đó là sự hủy hoại môi trường đều do con người tự sinh ra, thì phải chấp nhận!!!

Phạm Nho

 

- Kênh rạch bị lấp, mặt đất bị bê tông hóa. Liệu khi mưa xuống thì với hệ thống cống hiện nay có thoát nước kịp?

Giải pháp nâng mặt đường dẫn đến chuyện nước tràn vào nhà dân đúng là một "tối kiến", nhiều nhà dân trước đây không bị ngập, từ khi nâng đường chống ngập thì đã bị nước tràn vào nhà khi có mưa.

Nhà nước đã tốn quá nhiều tiền vào công tác chống ngập nhưng không giải quyết được nạn ngập lụt, người dân cũng đã phải bỏ số tiền lớn hơn rất nhiều để xử lý hậu quả do việc nâng cốt đường.

trang

Chống ngập phải xét toàn diện hệ thống thoát nước của thành phố chứ không phải làm cục bộ từng nhóm, từng vùng.

Bắt đầu từ vùng ven gần nơi thoát nhất rồi mới làm dần vào bên trong, chứ không phải làm cục bộ như bây giờ, khi bên ngoài thông thoáng, thoát nước tốt rồi khi làm bên trong sẽ không bị ứ ngập như hiện nay.

Nên xem lại trách nhiệm của ban quản lý dự án chống ngập, xét trách nhiệm và cả về quản lí tài chính, xem đã bao nhiêu tiền của dân đã trôi theo dòng nước mà ngập vẫn cứ ngập, càng chống càng ngập nặng hơn?!      

Văn Long

 

TTO tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên