17/11/2016 20:46 GMT+7

Chợ Lớn Mới - chợ Bình Tây trước giờ đại trùng tu

THUẬN THẮNG
THUẬN THẮNG

TTO - Sau 88 năm tồn tại, chợ Bình Tây ngôi chợ đẹp nhất Sài Gòn sẽ được trùng tu lần thứ 3. Đây cũng là lần đại trùng tu với ngôi chợ này sau hai lần trùng tu năm 1992 và 2006.

Chợ Bình Tây có lối kiến trúc Trung Quốc nhưng được xây dựng với kỹ thuật hiện đại của Pháp - Ảnh: Thuận Thắng
Chợ Bình Tây trước 1975 còn được biết đến với tên gọi Chợ Lớn Mới có lối kiến trúc của Trung Hoa nhưng được xây dựng với kỹ thuật hiện đại của người Pháp - Ảnh: Thuận Thắng

Chợ Bình Tây xây dựng năm 1928 bởi thương gia người Hoa Quách Đàm (Thông Hiệp). Ông xây dựng chợ rồi tặng cho thành phố lúc bấy giờ. Ông chỉ xin được xây dựng thêm mấy dãy phố lầu xung quanh và được đặt tượng mình giữa chợ khi mất.

Chợ được xây dựng theo kỹ thuật hiện đại phương Tây lúc đương thời, nhưng mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông.

Chợ với nhiều lớp mái chồng, lợp bằng ngói tạo nên kiến trúc độc đáo, cầu kì có một không hai ở các ngôi chợ Việt Nam. Điều này cũng tạo ra các khoảng không thoáng mát cho ngôi chợ sầm uất bậc nhất Sài Gòn khi xưa và ngày nay.

Chợ Bình Tây rộng khoảng 2.5 ha, có một tầng lầu (xây năm 1992), là ngôi chợ đặc biệt nhất của Sài Gòn khi có sân trời rộng rãi trồng cây xanh chính giữa lòng chợ. Đây cũng là nơi đặt khu thờ cúng người xây chợ - ông Quách Đàm.

Chợ Bình tây được xây dựng năm 1928 bởi ông Quách Đàm người Hoa - Ảnh: Thuận Thắng
Chợ Bình tây được xây dựng năm 1928 bởi ông Quách Đàm người Hoa - Ảnh: Thuận Thắng
Khu thờ ông Quách Đàm người xây dựng chợ nằm ngay trung tâm chợ nay cũng đã xuống cấp nhiều - Ảnh: Thuận Thắng
Khu thờ ông Quách Đàm người xây dựng chợ nằm ngay trung tâm chợ nay cũng đã xuống cấp nhiều - Ảnh: Thuận Thắng
Chợ Bình Tây hay còn gọi là Chợ Lớn Mới được ông Quách Đàm xây dựng và tặng hoàn toàn cho chính quyền lúc bấy giờ. Ông chỉ xinh dựng mấy dẫy phố lầu xung quanh chợ. Dấu tích các dẫy phố tầu giờ đây không còn nhiều - Ảnh: Thuận Thắng
Chợ Bình Tây được ông Quách Đàm xây dựng và tặng hoàn toàn cho chính quyền lúc bấy giờ. Ông chỉ xin dựng mấy dẫy phố lầu xung quanh chợ. Dấu tích các dẫy phố tầu giờ đây không còn nhiều - Ảnh: Thuận Thắng

Tại cổng chính của chợ có trang trí đồng hồ ở bốn mặt mang hơi hướng kiến trúc Pháp - Ảnh: Thuận Thắng
Tại cổng chính của chợ có trang trí đồng hồ ở bốn mặt mang hơi hướng kiến trúc Pháp - Ảnh: Thuận Thắng

Hiện tại các mái ngói của chợ vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có của chợ từ khi thành lập - Ảnh: Thuận Thắng
Hiện tại các mái ngói của chợ vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có của chợ từ khi thành lập - Ảnh: Thuận Thắng
Năm 1992, UBND Q.6 đã cho tu sửa xây dựng thêm một tầng lầu trong chợ, khiến chợ không còn cao thoáng mát như xưa nhưng mở rộng thêm được 748 sạp - Ảnh: Thuận Thắng
Năm 1992, UBND Q.6 đã cho tu sửa xây dựng thêm một tầng lầu trong chợ, khiến chợ không còn cao thoáng mát như xưa nhưng mở rộng thêm được 748 sạp - Ảnh: Thuận Thắng
Kiến trúc mái phức tạp, độc đáo của chợ Bình Tây - Ảnh: Thuận Thắng
Kiến trúc mái phức tạp, độc đáo của chợ Bình Tây - Ảnh: Thuận Thắng
Rồng trang trí trên mái chợ - Ảnh: Thuận Thắng
Rồng trang trí trên mái chợ - Ảnh: Thuận Thắng

Các hoa văn, hoạ tiết trang trí trên mái chợ - Ảnh: Thuận Thắng
Các hoa văn, hoạ tiết trang trí trên mái chợ - Ảnh: Thuận Thắng
Bức tranh rồng bằng gốm được trang trí ở cổng chính chợ - Ảnh: Thuận Thắng
Bức tranh rồng bằng gốm được trang trí ở cổng chính chợ - Ảnh: Thuận Thắng
Tượng ông Quách Đàm ở nơi thờ giữa chợ - Ảnh: Thuận Thắng
Tượng ông Quách Đàm ở nơi thờ giữa chợ - Ảnh: Thuận Thắng
Xung quanh khu thờ của ông Quách Đàm có 4 con rồng và 4 con kỳ lân - Ảnh: Thuận Thắng
Xung quanh khu thờ của ông Quách Đàm có 4 con rồng và 4 con kỳ lân - Ảnh: Thuận Thắng
Sau 88 năm tồn tại với hai lần trung tu năm 1992 và 2006 chợ Bình Tây đã xuống cấp trầm trọng - Ảnh: Thuận Thắng
Sau 88 năm tồn tại với hai lần trung tu năm 1992 và 2006 chợ Bình Tây đã xuống cấp trầm trọng - Ảnh: Thuận Thắng
Các gian hàng tạm được lập đối diện chợ Bình Tây trên đường Tháp Mười - Ảnh: Thuận Thắng
Các gian hàng tạm được lập đối diện chợ Bình Tây trên đường Tháp Mười - Ảnh: Thuận Thắng
Chợ Bình Tây nhìn từ trên cao hướng từ đường Cao Văn Lầu - Ảnh: Thuận Thắng
Chợ Bình Tây nhìn từ trên cao hướng từ đường Cao Văn Lầu Q.6 về Q.1 - Ảnh: Thuận Thắng
Chợ Bình tấy hiện tại có hơn 2.300 sạp trong đó 1446 sạp nằm trong nhà lồng chợ, 912 sạp nằm xung quanh chợ thuộc đường Lê Tấn Kế, Phan Văn Khoẻ, Trần Bình - Ảnh: Thuận Thắng
Chợ Bình tấy hiện tại có hơn 2.300 sạp trong đó 1446 sạp nằm trong nhà lồng chợ, 912 sạp nằm xung quanh chợ thuộc đường Lê Tấn Kế, Phan Văn Khoẻ, Trần Bình - Ảnh: Thuận Thắng
Từ 27-10 tới 15-11 toàn bộ tiểu thương sẽ phải di dời ra khỏi chợ Bình Tây tới chợ tạm hoặc tự tìm kiếm được nơi buôn bán phù hợp - Ảnh: Thuận Thắng
Từ 27-10 tới 15-11 toàn bộ tiểu thương sẽ phải di dời ra khỏi chợ Bình Tây tới chợ tạm hoặc tự tìm kiếm nơi buôn bán phù hợp - Ảnh: Thuận Thắng

 

 

THUẬN THẮNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên