Thứ 7, ngày 27 tháng 2 năm 2021
Chó hoang châu Phi đối mặt nguy cơ tuyệt chủng vì nóng
TTO - Loài chó hoang châu Phi đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trước hiện tượng nóng lên toàn cầu, trở thành loài động vật nhiệt đới đầu tiên bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này, tạp chí Times đưa tin ngày 20-7.
![]() |
Số lượng chó hoang châu Phi đang giảm mạnh - Ảnh: Guardian |
Nghiên cứu mới của Hội Động vật học London (Anh) tiến hành vào đầu năm nay cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến loài chó hoang ở châu Phi.
Theo đó, số lượng quần thể của loài thú hoang này đang bị ảnh hưởng do tỉ lệ tử vong của chó con tăng mạnh trong những năm qua, tăng đến 3 - 5 lần tùy theo từng vùng.
Ở Kenya, nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhiệt độ trung bình đã tăng lên 1 độ C, đẩy tỉ lệ tử vong của chó con lên đến 31%. Con số này ở Zimbabwe lên đến 14%.
Vào thời điểm năm 1989, tỉ lệ tử vong trung bình của chó con loài này ở châu Phi chỉ ở mức 5,1%. Khí hậu nóng lên toàn cầu đã làm giảm thời gian đi săn trong một ngày, dẫn đến lượng mồi mang về cho các con chó con cũng giảm theo, và hệ quả là tỉ lệ tử vong theo đó tăng mạnh.
Ngoài ra, theo nghiên cứu trên, chính thời tiết nóng cũng tác động trực tiếp lên các con chó con.
Trên thế giới, số lượng chó hoang châu Phi chỉ còn khoảng 6.600 con, trong đó 1.400 con trưởng thành.
Không chỉ chó hoang, nhiều giống loài châu Phi khác đang chịu ảnh hưởng gián tiếp của hiện tượng khí hậu nóng lên toàn cầu khiến lượng nước ngọt bị thiếu hụt.
Chẳng hạn, loài voi châu Phi cũng đã được đưa vào danh sách động vật bảo tồn.
Voi là một trong những loài sống trên cạn cần nhiều nước nhất, vì thế việc thiếu nước ngọt khiến số lượng quần thể loài này ở lục địa đen giảm đi một cách đáng báo động.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng đến cuối thế kỷ này số lượng voi châu Phi sẽ mất đi 30% do hiện tượng nóng lên toàn cầu nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung.
Giới khoa học cảnh báo rằng khi một loài trong tự nhiên tuyệt chủng thì có thể dẫn đến khủng hoảng môi trường, hoặc sự tuyệt chủng của những giống loài khác.
Mất đi một loài sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái, đặc biệt là cân bằng trong chuỗi thức ăn, dẫn đến sự tuyệt chủng, hay giảm mạnh về số lượng của nhiều loài khác.
Mặc dù tình hình đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nhưng vẫn chưa phải quá muộn để con người ra tay và thay đổi những hành động của mình nhằm cứu lấy môi trường.
-
TTO - Thứ trưởng Bộ Y tế NGUYỄN TRƯỜNG SƠN, người hai lần được giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại hai điểm nóng Đà Nẵng và TP.HCM, đã có những trải lòng với Tuổi Trẻ.
-
TTO - "Công đoàn trường tôi đã chọn một trường ĐH ở miền Tây để giảng dạy, học phí 2,5 triệu đồng do giáo viên tự chi trả. Tôi đã đăng ký và đóng học phí, dự kiến ngày 1-3 bắt đầu buổi học đầu tiên".
-
TTO - Trước hiện tượng nhiều ngân hàng (NH) đua nhau đổ vốn vào bất động sản (BĐS) và hạ lãi suất cho vay mua nhà, NH Nhà nước đã lên tiếng cảnh báo các NH và cho biết đang theo dõi chặt chẽ tình hình cấp tín dụng với lĩnh vực BĐS.
-
TTO - Những tràng pháo tay đã vang lên sau bài phát biểu đầy cảm xúc của đại sứ Kyaw Moe Tun tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. "Xin hãy làm tất cả mọi điều có thể để chống lại hành động của quân đội, bảo vệ an toàn và an ninh cho người dân".
-
TTO - Chiều 26-2, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Tháp đã họp khẩn thông tin trường hợp dương tính COVID-19 phát hiện trên địa bàn. Đây là đối tượng vượt biên trái phép từ Campuchia về Việt Nam vào tối 23-2.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận