Thứ 3, ngày 2 tháng 3 năm 2021
Chờ gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng cho dự án giao thông trọng điểm TP.HCM
TTO - Đó là một nội dung được đưa ra thảo luận tại buổi tổng kết năm 2020 và kế hoạch năm 2021 của khối xây dựng công trình giao thông đường bộ do Sở Giao thông vận tải TP.HCM tổ chức chiều 29-12.

TP.HCM sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để triển khai các dự án kết nối vùng - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ông Vương Quang Hưng - trưởng Phòng quản lý xây dựng công trình giao thông đường bộ (Sở Giao thông vận tải TP.HCM) - cho biết năm 2020, riêng khối xây dựng công trình giao thông đường bộ đã đưa vào sử dụng 14 cầu, làm mới 9,57km và nâng cấp mở rộng khoảng 30km đường.
Các dự án tháo nút thắt kẹt xe đã hoàn thành phải kể đến như: hầm chui An Sương; đường Vành đai phía Đông, Tô Ký, Trần Văn Giàu; cầu Phước Lộc, cầu An Phú Đông…
Một điểm mới trong năm 2020, Sở Giao thông vận tải TP đã lên danh mục và phối hợp kiểm tra chất lượng 37 dự án giao thông đang triển khai. Qua đó, sở đã đốc thúc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, đồng thời Thanh tra Sở Giao thông vận tải cùng với Sở Xây dựng TP đã xử phạt nghiêm các đơn vị thi công chậm trễ, bầy hầy ảnh hưởng đến việc đi lại.
Tuy nhiên, theo ông Hưng, một trong những khó khăn vướng mắc lớn nhất của dự án giao thông thời gian qua là công tác giải phóng mặt bằng. Có những dự án chậm mặt bằng khiến cho thời gian thi công kéo dài nhiều năm chưa xong, vừa phát sinh chi phí vừa ảnh hưởng đến chuyện đi lại.
Cụ thể như các dự án chủ đầu tư khởi công chưa đủ điều kiện về mặt bằng như đường Lương Định Của, Nguyễn Văn Hưởng, Đỗ Xuân Hợp, cầu Nam Lý…
Ông Hưng cho biết nhằm tháo gỡ các vướng mắc, hiện Sở Tài nguyên và môi trường TP đang xây dựng cơ chế để rút ngắn quá trình bồi thường tái định cư. Nếu cơ chế đưa vào thực hiện, các công trình giao thông thời gian tới sẽ triển khai và đưa vào sử dụng nhanh hơn.
Còn ông Lương Minh Phúc - giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP - kiến nghị các quận huyện tập trung tháo gỡ đền bù giải phóng mặt bằng, đặc biệt trong năm nay là các dự án nằm ở khu đô thị mới Thủ Đức.
Tại buổi họp, các chủ đầu tư, nhà đầu tư dự án giao thông tại TP.HCM cùng với các sở ngành quận huyện TP cũng đã góp ý và đưa các giải pháp nhằm đẩy nhanh các dự án giao thông trong năm 2021.
Ông Phan Công Bằng - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP - cho biết sở đã xây dựng đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từ nay đến năm 2030. Đây là một cơ sở rất quan trọng để TP tập trung nguồn lực đẩy nhanh thực hiện các dự án ưu tiên, liên vùng trong thời gian tới.
Trong năm 2021, Sở Giao thông vận tải TP đẩy nhanh công tác đầu tư xây dựng các dự án ở khu sân bay, cảng: Hiệp Phước, Cát Lái; dự án cửa ngõ và các dự án trọng điểm ở thành phố Thủ Đức. Đồng thời, tham mưu cho UBND TP phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để triển khai các dự án khép kín đường Vành đai 3, 4, mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây...
-
TTO - Liên quan đến vụ 12 giảng viên cùng khoa xin nghỉ việc (Tuổi Trẻ ngày 27-2), phóng viên Tuổi Trẻ đã gặp TS Nguyễn Thị Phương Mai - trưởng khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).
-
TTO - Hàng loạt địa phương đang điều chỉnh bảng giá đất nhưng các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh, cần cân nhắc để doanh nghiệp (DN) một số ngành hồi phục, phát triển để thu lâu dài.
-
TTO - Sáng nay 2-3, Bộ Y tế thông báo tiếp tục ghi nhận 11 ca mắc COVID-19 mới, cả 11 người đều ở Hải Dương, Bên cạnh đó, nguy cơ vẫn còn ca bệnh lây chéo trong khu cách ly.
-
TTO - Một tuần qua bạn đọc liên tục đề xuất hiến kế cách để trị karaoke từ nhẹ đến nặng, "lấy độc trị độc", hát càng to phạt càng to, nặng nhất là cấm tiệt đi, ngoan cố cho ra tòa luôn. Cấm loa kẹo kéo hay không? Cấm luôn karaoke tự phát hay không?
-
TTO - Ông Cao Minh Chu, giám đốc Sở Y tế Cần Thơ và bà Bùi Thị Lệ Phi, nguyên giám đốc Sở Y tế Cần Thơ, bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố do sai phạm trong đấu thầu.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận