17/10/2024 13:35 GMT+7

Chiếu sáng cho hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng

Hồ Con Rùa là một trong những địa điểm cổ xưa của đô thị Sài Gòn. Khu vực này đã hiện diện và được ghi nhận trong tấm bản đồ 'plan de la ville de Saigon'' từ năm 1878.

Chiếu sáng cho hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 1.

Tầm nhìn về một hồ Con Rùa hiện đại, nổi bật, lung linh như viên ngọc quý tỏa sáng

Hồ Con Rùa không chỉ nằm ở vị trí trung tâm (trên trục đường lịch sử Catinat, Phạm Ngọc Thạch - Đồng Khởi, kéo dài ra tới bờ sông Sài Gòn) mà còn nằm ở ý định thiết kế ban đầu, trở thành một cột mốc đáng nhớ trong đô thị.

Đã mắt xem thiết kế chiếu sáng đề xuất cho khu vực hồ Con Rùa ở TP.HCM

Tuy nhiên, từ những năm 1970 cho đến hiện nay, khu vực này hầu như không thay đổi nhiều và đang có chiều hướng xuống cấp.

Điều này gây ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị, thể hiện việc khai thác chưa đúng mức một không gian công cộng quý giá.

Chiếu sáng cho Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa - Nguồn: TÁC GIẢ

Tầm nhìn và mục tiêu thiết kế chiếu sáng

Thiết kế, chỉnh trang khu vực hồ Con Rùa thành một không gian công cộng hiện đại, nổi bật, một điểm đến đầy hấp dẫn đối với người dân thành phố và khách du lịch.

Hồ Con Rùa sẽ mang bầu khí tươi trẻ, thể hiện tinh thần đoàn kết, hữu nghị, hợp tác quốc tế.

Thiết kế chiếu sáng khai thác được tinh thần của nơi chốn (spirit of place), kết nối giá trị quá khứ - hiện tại - tương lai.

Thể hiện được năng lượng tươi trẻ, bầu khí đoàn kết, hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển.

Thiết kế Net Zero, hướng tới một tương lai xanh và sinh thái.

Hồ Con Rùa đã nằm ngủ quá lâu, nay bừng tỉnh, rủ bỏ tấm áo xám bụi bặm, rồi khoác lên mình một tấm áo mới đầy màu sắc, tràn đầy năng lượng tươi trẻ.

Mạch nước được khai mở trở lại. Nước và ánh sáng hòa quyện cùng nhau trong một bản giao hưởng đầy màu sắc.

Chiếu sáng cho hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 3.

Viên ngọc hồ Con Rùa rủ bỏ tấm áo cũ bụi bặm, khoác lấy tấm áo mới, một lần nữa tỏa sáng

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 4.

Nước và ánh sáng hòa quyện cùng nhau trong bản giao hưởng sắc màu. Đó sẽ là một bữa tiệc đủ đầy về mặt cảm xúc

Nguyên tắc và tiêu chí thiết kế chiếu sáng:

Thiết kế chiếu sáng khu vực hồ Con Rùa sẽ bám sát theo 5 nguyên tắc sau:

1. Kết hợp hài hòa giữa yếu tố nước và ánh sáng: Không thể nhận diện dòng nước chuyển động nếu không có ánh sáng. Sự kết hợp hài hòa giữa nước và ánh sáng không chỉ gợi nhớ đến ý nghĩa quá khứ mà còn tạo ra một bầu không khí năng động đầy tính tương tác, nhìn thấy, nghe tiếng và chạm tới.

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 5.

Bầu không khí chạm đến các giác quan (nghe - nhìn - chạm tới dòng nước)

2. Khơi gợi và biến đổi cảm xúc thông qua kịch bản chiếu sáng: Cảm giác và hoạt động của con người được đặt ở trung tâm của thiết kế chiếu sáng. Mỗi khung giờ sẽ có một kịch bản chiếu sáng khác nhau, ngày thường khác với ngày lễ. Sự biến đổi giúp hồ Con Rùa tự làm mới mình hằng giờ, hằng ngày.

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 6.

Bầu không khí huyền ảo thay đổi theo kịch bản giúp chạm được đến cảm xúc

Khung giờ tan tầm (17-18h): mọi người nối đuôi nhau rời công sở trong một thể trạng mệt mỏi sau một ngày làm việc, học tập vất vả. Lúc này ánh sáng sẽ mang một màu trắng trung tính (4000K), các đài phun nước với mức độ vừa phải, mang đến một bầu khí nhẹ nhàng, mát mẻ.

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 7.

Bầu không khí nhẹ nhàng mát mẻ xua tan đi sự mệt mỏi, ồn ào giờ tan tầm

Khung giờ (18-22h): Ánh sáng chuyển từ đơn sắc thành đa sắc, cường độ thay đổi theo tiếng nhạc nền. Các vòi phun nước hoạt động hết công suất. Cả khu vực hồ Con Rùa lúc này như bừng tỉnh, lan tỏa một bầu không khí tươi trẻ tràn đầy năng lượng.

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 8.

Hồ Con Rùa bừng tỉnh. Bầu không khí trẻ trung, năng động

Khung giờ (22-5h sáng hôm sau): Ánh sáng chuyển sang màu vàng (3000K), cường độ được giảm hết mức để tạo ra một cảm giác êm đềm nhưng vẫn đảm bảo độ sáng an toàn cho khu vực.

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 9.

Ánh sáng êm đềm, giữ ở mức tối thiểu để đảm bảo an toàn cho khu vực

3. Chiếu sáng mang tính định hướng và tương tác cao: Ánh sáng nền tạo ra một lớp nền chiếu sáng công năng phủ đều lên toàn bộ khu vực, đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng và chuẩn bị ''sân khấu'' cho các lớp chiếu sáng khác.

Chiếu sáng cho hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 10.

Ánh sáng nền chuẩn bị "sân khấu" cho các loại hình chiếu sáng khác bằng việc phủ đều một lớp ánh sáng lên khắp khu vực, đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng tối thiểu cho các loại hình hoạt động

Ánh sáng nhấn tạo ra điểm nhấn có chủ đích cho từng khu vực và đối tượng. Chiếu sáng nhấn mạnh đâu là "nhân vật chính" chính, đâu là "nhân vật phụ trợ". Sự tương phản, bổ trợ giữa các hình thức chiếu sáng giúp củng cố mạnh mẽ thêm cho câu chuyện và kịch bản chiếu sáng.

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 11.

Ánh sáng điểm nhấn tạo ra sự tương phản, chính phụ, làm cho câu chuyện và kịch bản chiếu sáng thêm phần rõ ràng

Ánh sáng trang trí và tương tác tạo ra những điểm đặc biệt thú vị và vì thế thu hút ánh nhìn. Đó là những vùng sáng mang tính tương tác cao với cảm xúc, kích thích trí tò mò và mời gọi mọi người cùng đến thật gần để nhìn ngắm, thậm chí chạm tới.

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 12.

Ánh sáng trang trí và tương tác làm giàu thêm cho bầu không khí bằng những thiết kế thú vị, phá cách, vui tươi, hấp thụ năng lượng trong ngày và đến đêm, rùa máy sẽ bơi xung quanh hồ và phát sáng

Chiếu sáng mang tính dẫn dắt: Ánh sáng nhấn mạnh hình thức kiến trúc mang tính lịch sử và làm rõ nét hình dáng đặc biệt của hồ Con Rùa

Chiếu sáng cho hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 13.

Ánh sáng dẫn dắt và làm rõ hình dáng vô cùng đặc biệt của hồ Con Rùa

Nâng cao trải nghiệm bằng tương tác: Các bản chỉ dẫn và màn hình thông tin du lịch phát sáng là một dạng của chiếu sáng tương tác, thu hút mọi người đến tương tác trải nghiệm.

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 14.

Bản chỉ dẫn, cung cấp thông tin du lịch được thiết kế riêng, mang tính tương tác cao

Phân đài cao trung tâm sẽ được bố trí một bàn điều khiển hiện đại, tương tác cao, giúp cho du khách có thể điều khiển dòng nước và ánh sáng theo ý thích. Đó sẽ là trải nghiệm độc nhất vô nhị.

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 15.

Bàn điều khiển cho phép du khách thay đổi màu sắc của đèn chiếu sáng, cũng như nhịp điệu của vòi vun nước

4. Bền vững, tiết kiệm điện năng: Nam Bộ nói chung và đô thị TP.HCM nói riêng có số giờ nắng trong năm rất nhiều. Chính vị vậy, việc bố trí và tích hợp các tấm năng lượng mặt trời cho phép hình dung về một tương lai xanh đầy lạc quan, khi năng lương tiêu thụ bởi thiết bị chiếu sáng sẽ bằng hoặc nhỏ hơn năng lượng sạch được sản sinh và tích trữ trong ngày.

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 16.

Tấm năng lượng mặt trời hiệu suất cao được tích hợp trong các đèn chiếu sáng cảnh quan và đèn đường

Thiết bị chiếu sáng được lựa chọn có tuổi thọ cao, hiệu suất phát quang (lumen/W) cao, giúp đạt được mức chiếu sáng cần thiết nhưng tiêu thụ ít điện năng.

Các thiết bị chiếu sáng được trang bị cảm biến, kết nối thành mạng IoT (giao thức ZigBee, LoRaWAN...) có thể nói chuyện với nhau và với trung tâm điều khiển.

Mức chiếu sáng sẽ được điều chỉnh tùy theo từng thời điểm, từng kịch bản trong ngày, nhằm sử dụng hiệu quả nhất năng lượng cho chiếu sáng.

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 17.

Các đèn đều có cảm biến thông tin, nói chuyện được với nhau và truyền nhận thông tin từ trung tâm điều khiển

5. Đảm bảo công năng và phù hợp tiêu chuẩn

Chiếu sáng công năng đảm bảo an toàn: Lối qua đường được nhấn mạnh bằng ánh sáng mang tính tương phản cao với phần còn lại của đường nhằm tạo ra sự an toàn cho người đi bộ khi băng qua đường.

Tiêu chuẩn chiếu sáng áp dụng

Chiếu sáng vừa và đủ, hạn chế tối đa ô nhiễm ánh sáng. Bảo vệ nhịp sống sinh sống về đêm của sinh vật có ích.

Các loại động vật có ích như ong thụ phấn, một số loài chim và dơi có thể bị tác động gây rối loạn nhịp sống sinh hoạt về đêm bởi ô nhiễm ánh sáng. Đèn chiếu sáng vì thế được lựa chọn góc chiếu và chụp trên cẩn thận, không thể phát tán quá nhiều ánh sáng không cần thiết lên không trung.

Hình dung về một biểu tượng của hợp tác quốc tế

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 18.

Hồ Con Rùa không chỉ là điểm đến thú vị cho dân cư thành phố, mà đó sẽ là một biểu tượng của giao lưu, hợp tác quốc tế.

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 19.

Hình ảnh con rùa mang trên lưng quốc kỳ của các quốc gia đối tác chiến lược, là một cách tri ân của thành phố đối với những nổ lực giúp đỡ của bè bạn quốc tế.

TP.HCM là một siêu đô thị đông dân, mật độ cao nhưng số lượng không gian xanh và không gian công cộng chất lượng lại quá ít.

Chính vì vậy, việc chỉnh trang hồ Con Rùa - Công trường Quốc tế là vô cùng cần thiết. Khu vực này sẽ là điểm đến hấp dẫn của không chỉ cư dân thành phố mà còn của du khách quốc tế.

Trên hết, hồ Con Rùa sẽ một lần nữa đóng vai trò cột mốc điểm nhấn cuối của trục đường lịch sử Phạm Ngọc Thạch - Đồng Khởi, kéo dài đi qua Nhà thờ Đức Bà, UBND TP, Nhà hát TP và dẫn tới bờ sông Sài Gòn, và trong tương lai, kết nối qua bờ đông, nơi sẽ xây dựng đô thị thông minh Thủ Thiêm.

Hiện thực hóa tầm nhìn đó cần một bản thiết kế bài bản, toàn diện, mang tính hợp tác đa ngành giữa nhiều bộ môn như thiết kế đô thị, kiến trúc - xây dựng, cảnh quan, kỹ thuật đô thị, giao thông... và không thể thiếu, đó là thiết kế chiếu sáng.

Ánh sáng được thiết kế có chủ đích, có kịch bản, có câu chuyện rõ ràng, sẽ mang đến sức sống mới, hơi thở mới, tạo ra được cái hồn của nơi chốn và chạm được tới cảm xúc của bất kỳ ai ghé thăm hồ Con Rùa.

Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 20.

Chiếu sáng cho Hồ Con Rùa: Bản giao hưởng của nước và ánh sáng - Ảnh 21.Ứng dụng công nghệ chiếu sáng để hướng tới mục tiêu Net Zero

Việt Nam trong top 5 quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu cao nhất. Bằng cách tận dụng những cơ hội trong các ngành, đặc biệt là điện, Việt Nam có thể đẩy nhanh tốc độ giảm thải carbon để đạt mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0 năm 2050.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên