19/10/2019 10:22 GMT+7

Chiếc xe bốn bánh mui trần của cô gái cao 1,1 mét

NGUYỄN THỊ MINH CHÂU
NGUYỄN THỊ MINH CHÂU

TTO - Như nhiều người trong thế giới phẳng này, tôi nghiện Facebook. Ngày nào tôi cũng tranh thủ hai tiếng một lần lướt Face.

Chiếc xe bốn bánh mui trần của cô gái cao 1,1 mét - Ảnh 1.

Tin tốt thì ít mà tin tiêu cực, tin giả, giật gân được các "anh hùng bàn phím" bao vây liên tục khiến người đọc như tôi cũng phải dần thận trọng, nghi ngờ mọi việc và mọi người trong xã hội. Lúc nào tôi cũng sợ đi đường một mình bị bắt nạt.

Tôi tập đi xe máy

Ở tuổi trên 30, tôi vẫn phải tỏ vẻ ung dung ngồi ghế sau xe máy của bố mẹ già hơn 60 tuổi hoặc anh xe ôm quen. Nhưng rồi một ngày, đúng lúc cao trào khi tôi đang rất phấn khởi chia sẻ câu chuyện thành công của mình thì tôi bị "hỏi đểu":

- Chị là người giỏi giang, làm tổ chức quốc tế, đi nước ngoài nói chuyện mà việc đơn giản nhất là tự đi xe máy sao chị chưa làm được? Ngay người bị liệt họ cũng đi lại bằng xe lăn gắn động cơ được.

Khoảnh khắc ấy, dù được nhiều người bênh vực, tôi vẫn sốc cứng lưỡi. Bạn ấy đúng. Ngay sau đó tôi quyết định dành toàn bộ tiền tiết kiệm để mua và chế xe bốn bánh để tự đi. Vì nếu không thử thì tôi sẽ không bao giờ biết mình có làm được không.

Thế là "nàng Mio Classico" bốn bánh mui trần của tôi ra đời. Chiếc xe máy được lắp thêm hai bánh phía sau để giúp tôi có thể trèo lên lái mà không bị đổ. Vì tôi có chiều cao hạn chế (1,19m) nên không thể đi xe máy bình thường.

Khoảnh khắc thay đổi đó giúp tôi trở nên thân thiện hơn với mọi người. Cái nhìn tích cực hơn chính từ lúc tôi bắt đầu ngồi lên chiếc xe và lái ra đường. Trước đây tôi hay đi làm sớm và về muộn, cứ đến là ngồi lì trong phòng nên ít người cùng tòa nhà biết đến sự hiện diện của một người đặc biệt như tôi. Giờ xe tôi đỗ ở gần cửa ra vào thang máy tòa nhà, xe lại đặc biệt nên mọi người để ý, hỏi thăm xe rồi hỏi chủ nhân nó.

Chỉ cần tôi đi công tác một tuần là cả tòa nhà biết. Nhân viên các công ty khác gặp đồng nghiệp tôi đều quan tâm hỏi tôi có phải bị ốm hoặc đã nghỉ việc? Rồi trên đường đi làm, nhiều người lạ tự nhiên đi cạnh tôi để hỏi chuyện:

- Xe có dễ đi không chị?

- Chị mua ở đâu đấy? Bao nhiêu tiền? Có tốn xăng không ạ?

Trước đây tôi không thích bắt chuyện với người lạ. Vì là phụ nữ, cơ thể lại quá nhỏ bé, khả năng tự vệ thấp, nên tôi luôn cảnh giác. Nhưng mọi người chân thành quan tâm hỏi thăm nên tôi cũng lịch sự, vui vẻ trả lời lại.

Người tốt luôn ở bên mình

Đặc biệt là đi xe, tôi thấy có những người thường bị các "anh hùng bàn phím" mô tả như những kẻ "cần cảnh giác" thì nay tôi thấy họ tốt đến bất ngờ. Đó là mấy anh bảo vệ tòa nhà cơ quan tôi. Họ vốn dĩ khó tính, hay hoạnh họe. Trước đây tôi gặp chỉ cúi đầu đi thẳng, coi như không thấy. Nhưng giờ có xe, tôi thường phải nhờ các anh ấy dắt xe ra khỏi sự vây quanh của rất nhiều xe khác.

Nhờ vả nhiều nên tôi dần thân thiện, vui vẻ với các anh ấy. Gặp họ ở cổng, bao giờ tôi cũng cất lời chào to, lễ phép. Và chỉ cần thấy tôi đi ra chỗ xe hoặc cất tiếng gọi giúp đỡ, các anh ấy đến ngay. Các anh cũng hay nở nụ cười thân thiện chào tôi.

Ngoài các anh bảo vệ, những người sửa xe máy hoặc bán phụ tùng xe vốn luôn bị tiếng "cứ thấy phụ nữ lớ ngớ là hét giá" cũng tốt với tôi thực sự. Có lần, xe tôi bị bó phanh nặng, đang đi bị khựng lại, không thể tiến lùi. Những người gần đó giúp tôi chạy đi tìm thợ sửa xe.

Hai anh thợ phải vượt sang đường vào giờ tan tầm, xe lao ầm ầm. Thế mà khi tôi trả tiền, các anh nhất định không lấy. Rồi lần khác, lúc sớm tinh mơ, xe tôi bị trục trặc gần cửa hàng phụ tùng xe máy ở "chợ trời", nơi nổi tiếng lộn xộn, ghê gớm.

Hàng sửa xe cách chỗ xe tôi vài trăm mét nên tôi đành phải gọi nhờ một chú chủ cửa hàng đang lúi húi bày hàng đến giúp. Thấy chú không nói gì, cứ ở tít bên trong cửa hàng mãi không ra, tôi nghĩ chắc chú không muốn giúp mình. Mới sáng sớm mình đã ám thì tí nữa có khi chú lại phải "đốt vía".

Nhưng bất ngờ, lát sau chú bước ra với nắm dụng cụ trong tay. Chú không đủ dụng cụ, cũng không rõ bệnh xe tôi nên phải chạy sang nhà hàng xóm lấy thêm đồ nghề. Rồi chú còn đi tìm một chú khác đến để "bắt bệnh", rồi loay hoay giúp tôi. Khi sửa xong, tay chú đã bám đầy dầu mỡ mà nhất định không lấy tiền, còn dặn tôi:

- Cháu đi cẩn thận và chiều nay phải sửa dứt điểm đi. Chú chỉ giúp sửa tạm thôi.

Tai nạn bất ngờ

Cách đây không lâu, tôi gặp một tai nạn. Hôm đó đang đi thì xe tôi khựng lại ở giữa cầu vượt. Đang không biết xử lý thế nào, tôi thấy xe mình lao đi. Sau đó tôi bị hất tung lên, đầu đập vào thành cầu vượt. Tôi ngã nhoài xuống mặt cầu, đau đớn. Cậu thanh niên vừa đâm trúng tôi cũng lồm cồm bò dậy. Rất nhanh, cậu ta dựng xe cho tôi, rồi nói:

- May quá, chị không sao.

Rồi nhanh hơn, cậu ta phóng vút đi. Sự việc vụt qua, tôi đau đầu, không kịp xử lý gì. Đang lầm bầm sao trên đời lại có người trông bảnh bao mà vô tình đến thế thì có hai thanh niên bất ngờ dừng xe lại.

- Xe chị bị sao thế?

- Chị vừa bị đâm xe. Xe hết xăng, khung bị méo, không dắt được.

- Để chúng em giúp chị.

Họ là hai người xa lạ, chỉ đồng thời dừng cùng lúc. Một người qua cách ăn mặc và đeo cặp, tôi đoán sinh viên. Còn cậu kia chắc là người đưa hàng. Cậu sinh viên quay ngang xe mình để báo hiệu xe sau không lao vào chúng tôi. Rồi hai cậu khệ nệ bê đuôi xe rất nặng của tôi tạt vào lề cầu.

Sau đó họ kiểm tra thì thấy hết sạch xăng. Thì ra, do đồng hồ báo xăng bị hỏng, xe hết xăng, tôi không biết cứ đi. Cậu sinh viên đi mua xăng cho tôi, còn cậu đưa hàng xoay ngang xe mình để chặn bảo vệ tôi và xem xét xe tôi hỏng đến mức nào.

Có họ, tôi cảm thấy ấm lòng và yên tâm. Sau khi đổ xăng, xe tôi đã khởi động được nhưng chạy với tốc độ rất chậm vì khung bị méo mó. Cậu sinh viên đi cùng tôi tới hàng sửa xe gần đấy, trong khi cậu đưa hàng xin phép đi làm tiếp. Đến hàng sửa xe, cảm thấy yên tâm, cậu sinh viên chào tạm biệt tôi để đến lớp vì đã trễ giờ.

Tôi bị đau đầu sau tai nạn mất một tuần, nhưng không cảm thấy buồn vì hành động đẹp của hai thanh niên đã làm tôi ấm lòng.

Nhờ có chiếc xe, tôi thấy xã hội chúng ta có nhiều người tốt. Sự mở lòng với người lạ hay trong khó khăn, chúng ta mới chứng kiến những điều tử tế...

photo-1

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi viết KHOẢNH KHẮC THAY ĐỔI ĐỜI TÔI lần 2 năm 2019

* Thể lệ: Bài viết bằng chữ tiếng Việt, có thể viết trên giấy hoặc gửi qua email.

* Độ dài: 1.000 - 1.700 chữ.

* Tiêu chí: Câu chuyện CÓ THẬT của chính người dự thi. Khoảnh khắc có tính bước ngoặt trong đời, có cú hích với bản thân, có bài học sâu sắc, đậm tính nhân văn, rung động người đọc.

Bài chưa đăng báo và mạng xã hội.

Những bài viết hay sẽ được chọn đăng trên các ấn phẩm: Tuổi Trẻ nhật báo, Tuổi Trẻ Online - tuoitre.vn, Tuổi Trẻ Video Online, fanpage Tuổi Trẻ.

Bài được chọn đăng, Tuổi Trẻ có quyền tiến hành xác minh, biên tập và giữ bản quyền.

Bài đã gửi, ban tổ chức sẽ không trả lại.

* Đối tượng dự thi: Công dân Việt Nam (trong và ngoài nước). Các phóng viên, cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ không dự thi.

Mỗi tác giả gửi tối đa hai (02) bài.

* Giải thưởng: 1 giải nhất: 30 triệu đồng; 1 giải nhì: 20 triệu đồng; 1 giải ba: 10 triệu đồng; 10 giải khuyến khích: 5 triệu đồng.

* Thời gian bắt đầu và kết thúc: Bắt đầu nhận bài thi: từ ngày 21-6-2019. Kết thúc nhận bài: ngày 21-12-2019 và tổ chức trao thưởng vào tháng 1-2020.

Cuối mỗi bài viết vui lòng ghi rõ thông tin về tác giả: địa chỉ, số điện thoại và email liên hệ.

Bài dự thi gửi về địa chỉ: báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam hoặc email: khoanhkhaccuocdoi@tuoitre.com.vn.

Ngoài bì thư hoặc tiêu đề bài dự thi gửi qua email vui lòng ghi: Bài dự thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi".

photo-1

Từ ngày 19-9 đến 18-10, cuộc thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi" lần 2 đã nhận được bài dự thi của những bạn đọc:

Nguyễn Hải Phượng (Hải Dương), Lê Thị Hiếu (TP.HCM), Nguyễn Thế Thụy (Bắc Ninh), Trần Thúy Nga (Nghệ An), Lê Phương Trí, Nguyễn Lê Anh Tú (Đà Nẵng), Ngọc Diễm, Đào Thị Ái Phương (TP.HCM), Đàm K. Ngân, Bùi Thị Minh Duyên (Phú Yên), Lý Thị Thủy, Đỗ Thị Minh Thủy (Úc), Đặng Lê Huỳnh, Nguyễn Minh Thẩm (Bến Tre), Tống Thị Thanh (Thanh Hóa), Chuong Pham Quoc (Đắk Lắk), Nguyễn Thị Hiền (Thanh Hóa), Nguyễn Thị Thìn (Nghệ An), Lê Đức Hòa (Bình Định), Nguyễn Minh Ngọc Hà (Bình Dương), Diệu Ngọc, Lê Thị Nhung (Thanh Hóa), Đào Đức Tuấn (Phú Yên), Huỳnh Thị Kim Xuân, Lê Tuệ Minh (Hà Nội), Moon Moon (Nghệ An), Trần Đức Tín (Cà Mau), Lê Văn Tám (TP.HCM), Nguyễn Thị Kim Ngân (Quảng Trị), Thái Hoàng (TP.HCM), Mai Văn Tuấn (Ninh Thuận), Đỗ Tuân Sắc (TP.HCM), Ha Le, Phan Minh Hòa (Tiền Giang), Triệu Thị Tuyết Nhung (Phú Thọ), Lê Văn Thân (Hà Tĩnh), Phương Phương, Như Ngọc (TP.HCM), Hồ Đường Quyên (TP.HCM), Nguyễn Hữu Phương (Hà Nội);

Trần Thị Bích Vy (TP.HCM), Nguyen Thi Hoa, Trần Thị Minh (Nam Định), Tô Thành Tâm (TP.HCM), Đặng Thị Thùy Nga (An Giang), Nguyễn Thị Huyền Nga (TP.HCM), Nguyễn Thị Thu Hiền (Đà Nẵng), Nguyễn Thị Hương (Hà Nội), Phạm Thanh Thảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Trần Đình Thanh (Ninh Thuận), Hoàng Yến (Đồng Nai), Lò Thị Mây (Hà Nội), Hoàng Thị Thu Hằng (Hải Dương), Lâm Thị Bích Liên (Bình Thuận), Nguyễn Thị Kim Thoa (Tiền Giang), Nguyễn Ngọc Phú (Tiền Giang), Đào Thị Mai (Thanh Hóa), Nguyễn Đức Lợi (Điện Biên), Nguyễn Thị Cẩm Vân (Long An), Phan Thị Thanh Thúy, Hữu Vân (Bắc Ninh), Thanh Minh, Hoa Nguyễn (Nghệ An), Lê Thị Nhung, Vy Tạ, Phạm Công Thành (Thừa Thiên Huế), Đan Tâm, Mai Đức Trung (TP.HCM), Lý Ngọc Quyên (Lâm Đồng), Nguyễn Hồ (TP.HCM), Lưu Minh Nguyệt (An Giang), Bích Liễu (TP.HCM), Nguyễn Văn Tú (Đà Nẵng), Hà Mạnh Phong (Lai Châu), Phạm Thị Thu Hạnh.

Lần đánh con làm tôi ray rứt mãi Lần đánh con làm tôi ray rứt mãi

TTO - Tôi viết bài này thay lời xin lỗi con gái về cách dạy con cực đoan, cậy làm cha. Cái phát tay vào con năm ấy, khoảnh khắc mà giờ tôi gọi đúng tên là bạo hành với con cái, đã làm tôi ân hận mãi 10 năm trời...


NGUYỄN THỊ MINH CHÂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên