Phóng to |
Thầy cô dạy thêm không phải để làm giàuKiểm soát dạy thêm bằng cách nào?
* Chống tiêu cực chứ không chống dạy thêm!
Trước hết tôi hoàn toàn ủng hộ việc dạy thêm học thêm vì đã có cầu là sẽ có cung. Vấn đề ở chỗ muốn chữa trị tiêu cực trong dạy thêm và học thêm phải liệt kê ra được những tiêu cực đó là gì. Do từng có con học qua phổ thông nên tôi xin được đề cập tới hai tiêu cực thường hay xảy ra nhất và cách phòng tránh:
1. Bị ép học thêm (tuy lấy danh nghĩa tự nguyện nhưng chỉ là tự nguyện giả tạo): Đôi lúc học trò không muốn học thêm của thầy cô chính khóa nhưng vẫn phải học vì quyền lực của các thầy cô quá lớn.
2. Giáo viên cắt xén kiến thức chính khóa để dành cho lớp học thêm. Nếu thầy cô không để dành "tủ" cho lớp học thêm thì làm sao phân biệt được trò nào theo mình hay không?
Để tránh hai điều trên, theo tôi, có giải pháp:
1. Bỏ cách tính điểm học lực khi thi vào trường THPT như hiện nay hoặc tăng hệ số điểm thi lên 5 lần.
2. Các thầy cô muốn dạy thêm phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền với tiêu chí:
a. Giáo án dạy thêm phải hoàn toàn khác với dạy chính khóa (hiểu theo đúng nghĩa từ "thêm").
b. Có địa điểm dạy thêm (ví dụ trung tâm dạy thêm chẳng hạn). Tuyệt đối cấm lợi dụng cơ sở vật chất tại trường để kiếm thêm vì cơ sở vật chất ở trường do dân đóng góp xây dựng là để dạy chính khóa.
c. Đóng thuế thu nhập dạy thêm theo đúng quy định.
3. Tất cả thầy cô muốn dạy thêm và học sinh muốn học thêm đều phải đến “trung tâm dạy thêm học thêm" (Trung tâm dạy thêm ra đời sẽ có thêm đất dụng võ cho sinh viên sư phạm mới ra trường và cả thầy cô đang đi dạy).
* Phụ huynh cần xem lại mình
Đã đến lúc chính các bậc phụ huynh cũng phải xem xét lại cả cách nhìn của mình.
Ngoài việc cần có chế độ tốt hơn đối với thầy cô giáo, các phụ huynh nên có thái độ hợp tác tích cực với thầy cô để tránh tình trạng hiện nay nhiều người nghĩ các con không đi học thì bị thầy cô giáo có ấn tượng không tốt. Đây chỉ là những trường hợp "con sâu làm rầu nồi canh".
Tôi ủng hộ việc thầy cô giáo tổ chức dạy thêm với chữ "tâm" lên hàng đầu. Đối với những cháu kém, thầy cô giáo kèm chỉ với mục đích giúp con tốt hơn. Đối với những cháu giỏi, thầy cô giáo mong muốn con khá hơn và trò có giỏi, có nhiều giải cao thì đó là niềm động viên và tự hào của thầy cô giáo.
Thầy cô giáo cũng phải kiếm sống để chăm sóc con cái, gia đình. Vấn đề kinh tế đóng vai trò không nhỏ trong sự nghiệp trồng người là điều không thể phủ nhận. Vậy việc thầy cô giúp các trò củng cố kiến thức và các phụ huynh có đóng góp một chút kinh tế là việc hoàn toàn chấp nhận được.
Gần đây, việc các trường nghiêm túc không cho thầy cô giáo tổ chức dạy thêm dẫn tới một tình trạng dở khóc dở cười. Thầy cô không dạy thêm, phụ huynh lúc nào cũng muốn con mình giỏi hơn tốt hơn, vì vậy đưa các con đến trung tâm luyện thi để học. Thầy cô dạy trò hằng ngày, nắm được kiến thức của trò thì giờ không có thêm điều kiện tiếp cận. Còn các trung tâm được thu nhận không ít học sinh từ nhiều trường khác nhau.
Vô hình trung, các thầy cô giáo không thể cải thiện được thu nhập ít ỏi của mình, còn các trung tâm thì... Các bố mẹ phê bình việc dạy thêm học thêm nhưng chính nhiều người trong số họ đưa các con đến trung tâm có khác gì về bản chất đâu. Đã đến lúc các bậc phụ huynh phải nghiêm túc nhìn lại mình.
Ngày cuối tuần, con trai tôi sang nhà các bạn cùng lớp chơi, bạn nào cũng đi học thêm. Con về ỉu xìu bảo: mẹ ơi, cho con đi học thêm giống các bạn đi, con ở nhà buồn lắm... Vậy chiến dịch của ngành giáo dục hạn chế thầy cô giáo dạy thêm có gọi là hạn chế?
Mời xem thêm: Quyết liệt không đồng nghĩa với thô bạoCần nhìn lại nguyên nhân dạy thêmKhông nên thô bạo với nhà giáoBắt dạy thêm như bắt trộm |
* Nâng thu nhập cho giáo viên
Và có chính sách tuyển sinh sư phạm khắt khe, chỉ tuyển sinh theo nhu cầu tuyển giáo viên của các trường học, cấp học bổng cho sinh viên sư phạm, phân công việc làm theo địa phương.
Đó chính là những việc làm cấp bách lúc này.
Hãy nhìn vào Singapore mà học tập. Từ một quốc đảo nghèo, tài nguyên không có gì, vậy mà nhờ chính sách ưu tiên cho giáo dục rất sáng suốt Singapore đã trở thành nước có thu nhập bình quân cao nhất châu Á.
Nghề giáo là nghề cao quí không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách sống, cách làm người. Một người thầy giáo có tâm, có kiến thức là tài sản vô giá không chỉ đào tạo nên một mà rất nhiều thế hệ.
Tôi tán thành phần lớn giáo viên dạy thêm không phải để làm giàu, bởi bỏ công sức dạy thêm họ đã mất rất nhiều thứ như sức khoẻ, thời gian, đảo lộn cuộc sống gia đình...
Nếu tình trạng điểm thi đại học thấp như hiện nay cũng vào học sư phạm để ra trường dạy học thì đó là nguy cơ của ngành giáo dục. Nếu không cắt bỏ ngay được tình trạng giáo viên chạy tiền để xin được một chỗ dạy... thì đó cũng là nguy cơ của ngành giáo dục. Các trường học phải chạy tiền để xin được kinh phí, phụ huynh chạy tiền xin học cho con thì biết đến bao giờ Việ t Nam mới có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu.
* Mong sống được bằng lương
Theo tôi, những phát biểu của ThS Lê Hồng Sơn, TS Hồ Thiệu Hùng đã phản ánh được phần lớn thực trạng việc dạy thêm hiện nay cũng như tâm tư, nguyện vọng của những người làm nghề giáo. Dạy thêm không phải để làm giàu. Dạy thêm để kiếm thêm thu nhập bù đắp cho mức lương ít ỏi mỗi tháng nhận được. Mức lương ấy vừa đủ nuôi sống bản thân mình, chứ không đủ để nuôi con, trang trải cuộc sống gia đình. Gánh nặng về cơm áo gạo tiền nhiều lúc vắt kiệt tinh thần, sự yêu nghề của nhà giáo. Sống được bằng lương có lẽ là ước mơ của rất nhiều giáo viên và nghề dạy thêm cũng là một nghề chân chính, chứ không phải là một nghề phản ánh sự tiêu cực trong giáo dục
* Khi người thầy nặng gánh lo cơm áo
Cách đây 34 năm, là một học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học, lứa học trò chúng tôi (đa số) đâu phải học thêm. Thầy cô đã dốc hết tâm huyết, kiến thức trao cho chúng tôi với niềm tin học trò mình sẽ không phụ lòng thầy cô, học trò mình sẽ thi đậu.
Còn bây giờ thì sao? Nỗi lo "cơm áo gạo tiền" ảnh hưởng không ít đến tâm trí thầy cô. Chuyện cố gắng cày bừa bằng con chữ là biện pháp tối ưu để giải quyết khó khăn. Vậy thì giờ chính khóa phải dạy ít thôi để dành dạy thêm nữa chứ! Làm sao "thanh cao" cho được khi giáo viên phải lên tiếng nhắc học sinh đóng học phí. Làm sao "thanh cao" cho được khi phải nhận tiền trực tiếp từ tay học sinh với thái độ thiếu tôn trọng! Thành phần đào tạo ra những người chủ đất nước lại bị đối xử như vậy thử hỏi "người chủ đất nước" sau này sẽ là những con người như thế nào, nhân cách ra sao?
Câu trả lời xin trao lại những người có trách nhiệm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận