20/10/2013 08:42 GMT+7

Cháy, nổ - đâu phải chuyện người khác

FLORIAN BERANEK (cố vấn chính cho dự án Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thuộc Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc
FLORIAN BERANEK (cố vấn chính cho dự án Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thuộc Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc

TT - Khi đi bộ ở Hà Nội qua các khu dân cư, khu hỗn hợp vừa để ở vừa để kinh doanh sản xuất hay những khu công nghiệp, mọi người có thể dễ dàng nhận thấy có khá nhiều nguy cơ và rủi ro đe dọa sức khỏe, sự an toàn của chúng ta.

Cháy đại lý gas, một nhân viên giao gas thoát chết

yvRHDLSK.jpgPhóng to
Bản tin của Tuổi Trẻ về vụ cháy tại đại lý gas trong hẻm 41 Phan Đình Phùng, P.17, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) đêm 10-10

“Trước đây tôi cứ tưởng có hỏa hoạn thì sợ nhất là cháy, giờ tôi mới biết sợ nhất là khí độc. Giờ tôi mới biết hễ có cháy trong phòng hay tòa nhà thì phải chạy thoát bằng cách bò xuống sàn. Tránh được khí độc sẽ có cơ hội sống sót. Tôi đã nói với cả nhà chuyện này vì trước đây không ai biết cả”

(Lời chia sẻ của một phụ nữ sau đợt tập huấn của UNIDO)

Cụ thể, ngay tại một xưởng sản xuất bất kỳ nằm bên đường nào cũng có thể thấy mấy công nhân đang làm việc với hóa chất nguy hiểm hay các máy móc đòi hỏi quy trình sử dụng phải đảm bảo an toàn cao như máy phun sơn hoặc gò hàn. Và chúng ta thường không thấy công nhân làm việc ở những nơi đó sử dụng khẩu trang, kính hay găng tay đặc dụng. Dường như không mấy ai nhận ra nguy cơ tiềm ẩn từ những điều ấy.

Một ví dụ thường thấy là nhiều thợ hàn làm việc ngay gần các chất lỏng dễ cháy. Hoặc một rủi ro hay bắt gặp là những mối dây điện nối với nhau theo kiểu rất không chuyên nghiệp. Hoặc nếu quan sát một công trường xây dựng một lúc là có thể liệt kê cả danh sách dài những ví dụ tương tự, và danh sách này đôi khi rất đáng sợ. Bởi vậy, nói một cách thẳng thắn thì rủi ro đối với các khu dân cư, nơi chúng ta thường thấy các hộ kinh doanh hoặc xưởng sản xuất nhỏ nằm xen kẽ, không khác mấy so với rủi ro ở các khu vực công nghiệp. Tôi có cảm giác dường như rất nhiều người quan niệm về chuyện cháy nổ theo kiểu chúng ta vẫn hay nghe nói: “Chuyện ấy xảy ra với người khác thôi chứ không phải với mình!”.

Ở Hà Nội, một chủ đề khác thậm chí còn ít được nhắc đến hơn chính là việc cứu hỏa, cứu nạn. Trong khi đó rất nhiều khu dân cư ngóc ngách nhỏ hẹp, xe cứu hỏa hay cứu thương rất khó tiếp cận. Ngoài những khó khăn do đặc điểm kiến trúc tạo nên thì các ngả tiếp cận quan trọng cũng hay bị ách tắc bởi ôtô, xe máy, hàng quán ven đường hoặc các vật cản khác...

Đi thăm rất nhiều nhà máy trong khuôn khổ dự án hỗ trợ trách nhiệm xã hội của UNIDO, tôi thấy tình hình an toàn cháy nổ nói chung ở những nơi đó không phải là tồi. Đặc biệt, những công ty có kiểm toán thường xuyên từ bên thứ ba theo quy định của các đối tác quốc tế thường có các thiết bị cần có ở đúng nơi, đúng thứ tự. Nhưng khi tìm hiểu sâu hơn về hiểu biết và nhận thức thực tế của công nhân, nhân viên thì lại có một số hạn chế. Các buổi diễn tập và đào tạo thường được triển khai theo đúng quy định cơ bản chứ không mở rộng hơn....

Chúng tôi hiểu rằng không ai có thể thay đổi và điều chỉnh hành vi trong khuôn khổ giới hạn của một công ty. Vì vậy, chúng tôi đã thử nghiệm một phương pháp khác bằng cách đào tạo và nâng cao nhận thức về an toàn thông qua việc mở rộng đối tượng sang cả hàng xóm, gia đình công nhân, với các công ty và trường học ở khu lân cận. Bằng cách đó, chúng tôi có thể thu hút sự chú ý của mọi người tới các vấn đề về an toàn cháy nổ trong cuộc sống hằng ngày. Thái độ nhiệt tình tham gia của mọi người rất đáng ghi nhận. Nhờ việc mở rộng này mà họ được trải nghiệm và hiểu ra những nguy cơ dễ xảy ra nhất không phải tại công ty hay nơi làm việc mà chính ở trong nhà mình! Sau đó mọi người chia sẻ, kể lại cho các thành viên khác trong gia đình, cho bạn bè, đồng nghiệp.

Trong phòng chống cháy nổ, tôi thấy có thực trạng là trong khi một nhóm nhỏ ra sức áp dụng các quy định phòng cháy chữa cháy thì đại đa số vẫn ứng xử theo kiểu “chuyện ấy chắc chả rơi vào mình”.

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh tới cách thức đảm bảo sức khỏe và an toàn ở mức độ căn bản, quan trọng nhất: đó chính là giáo dục, giáo dục và giáo dục. Việc hình thành nhận thức và phòng tránh rủi ro phải bắt đầu từ lứa tuổi học sinh, khi các em được dạy dỗ về những hành vi đúng đắn ngay từ trong trường học và ở nhà. Trẻ con đều bắt đầu học hỏi nhờ bắt chước người lớn, và bởi vì ngày nào cũng có trẻ sinh ra trên đời nên các chiến dịch và chương trình giáo dục không bao giờ dừng lại. Do vậy, nên đưa an toàn thành chủ đề ở gia đình và nhà trường, đồng thời người lớn phải làm tấm gương tốt cho trẻ con noi theo.

Học về an toàn ngay trong nhà trường

Ở nhiều nước phát triển như Anh, Đức, Canada... các bài học về an toàn nói chung và an toàn cháy nói riêng được đưa vào trường học từ rất sớm. Ví dụ: ở một trường học tại Castlegar (Canada), nhà trường mời nhân viên cứu hỏa tới hướng dẫn cho các em học sinh tiểu học cách xử lý khi xảy ra hỏa hoạn ở nhà. Các em được “thực hành” ở một ngôi nhà mẫu hai tầng, nơi các nhân viên cứu hỏa chỉ cho các em cách lăn khỏi giường, bò xuống sàn, men theo hành lang, dùng thang bộ, kiểm tra độ nóng của cửa trước khi sờ tay mở...

FLORIAN BERANEK (cố vấn chính cho dự án Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thuộc Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên