Phần lớn lượng thực phẩm bị vứt đi ở châu Âu có thể tránh được - Ảnh: Reuters |
Theo một nghiên cứu do Ủy ban châu Âu (EC) hậu thuẫn công bố hôm 12-8 trong chuyên san về môi trường Environment Research Letters, thống kê dữ liệu từ sáu nước để phân tích nguồn nước và nitrogen bị mất đi ở EU thông qua thực phẩm tiêu dùng phế thải.
Theo Reuters, nghiên cứu cho thấy gần 80% số thực phẩm bị bỏ đi có thể tránh được và Anh bị coi là nước hoang phí đồ ăn nhất. Tính trung bình mỗi người Anh vứt một lon đậu mỗi ngày.
Ngay cả ở Romania, nước có tỉ lệ vứt bỏ đồ ăn ít nhất, lượng thức ăn vứt đi trung bình tương đương một quả táo mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc giáo dục người dân cách thức mua hàng cẩn trọng và lên kế hoạch chi tiêu sẽ giúp cắt giảm lượng đồ ăn phải vứt đi, giảm hóa đơn thực phẩm và hạn chế được tác động của rác thải đối với môi trường.
Một trong những nhà nghiên cứu là Davy Vanham nói việc vứt đồ ăn có thể tránh được. “Một số thực phẩm vẫn trong tình trạng tốt nhưng bị vứt đi khi chúng hết hạn ghi trên bao bì” - ông nói.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu ở Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Phần Lan, Đức và Romania cho thấy loại thực phẩm bị vứt bỏ nhiều nhất là rau, trái cây, ngũ cốc, một phần vì có hạn sử dụng ngắn.
Tuy nhiên, thịt cũng bị vứt bỏ hoang phí và điều này tác động lớn đến nguồn nitrogen và nước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận