Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (phải) đang nỗ lực đàm phán về việc xem xét lại chương trình cứu trợ cho nước này với các nước châu Âu - Ảnh: Reuters |
Ngoài ra, ECB cũng không cho phép Athens sử dụng trái phiếu chính phủ hay trái phiếu do chính phủ bảo đảm như tài sản thế chấp để vay tiền.
Quyết định của ECB sẽ làm trái phiếu Chính phủ Hy Lạp không còn mua bán trên thị trường tài chính của khu vực đồng euro và khiến các ngân hàng của Athens gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn.
Theo ECB, cuộc kiểm tra ngân hàng vừa qua cho thấy Hy Lạp không còn đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn tài chính của Eurozone và ngân hàng này cũng không nhìn thấy triển vọng thành công trong đàm phán lại gói thỏa thuận cứu trợ 240 tỷ euro dành cho Hy Lạp.
Các ngân hàng của Hy Lạp vẫn được tham gia vào các hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của khối, nhưng với điều kiện triển khai được các công cụ bảo đảm an toàn. Những ngân hàng không đáp ứng được sẽ phải chuyển số trái phiếu đang nắm giữ về cho Ngân hàng Trung ương Hy Lạp.
Quyết định mới của ECB được đánh giá là nhằm tăng sức ép lên Hy Lạp, đồng thời là “tối hậu thư” cho chính phủ mới của Thủ tướng Alexis Tsipras, vốn vẫn đang đàm phán với từng đối tác lớn của Liên minh châu Âu (EU) như Đức, Pháp, Anh về việc xem xét lại chương trình cứu trợ cho nước này. Chủ trương của ông Tsipras là ngưng thắt lưng buộc bụng và xóa phần lớn nợ quốc gia.
Chuyên gia kinh tế hàng đầu của ECB Peter Praet cùng ngày khẳng định động thái của ngân hàng này là hoàn toàn minh bạch, tuân theo luật. "Các điều kiện để tiếp cận thanh khoản từ ECB là rõ ràng" - ông Praet nói.
Thông tin ngay lập tức đã khiến các thị trường chứng khoán châu Âu sụt điểm và đồng euro mất giá hơn 1% so với đồng USD.
Tuy nhiên Bộ Tài chính Hy Lạp khẳng định động thái của ECB sẽ không gây bất lợi cho Athens và cho biết khu vực tài chính của nước này vẫn được "bảo vệ đầy đủ" và các nguồn vốn khác vẫn có sẵn, theo BBC.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận