28/08/2023 10:32 GMT+7

Chậm di dời nhà ven kênh, do đâu?

TP.HCM đã ban hành kế hoạch về triển khai chỉnh trang và phát triển đô thị đến năm 2030, trong đó có chương trình di dời 20.000 căn nhà trên kênh và nhà ven kênh, mục tiêu cụ thể là từ năm 2021 - 2025 di dời 6.500 căn.

Tiến độ di dời nhà ven kênh tại TP.HCM còn chậm - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tiến độ di dời nhà ven kênh tại TP.HCM còn chậm - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiệm vụ di dời nhà ven kênh nặng nề này được giao cho Sở Xây dựng, cho dù tận lực nhưng theo báo cáo mới nhất, đến giữa năm 2023 mới dời được 557 căn. Nếu không có sự đột phá nào thì đến hết năm 2025 có thể chỉ di dời được khoảng 3.231/6.500 căn, đạt 49,7%.

Để di dời và tái định cư được 7.000 hộ dân ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài chỉ có 8km, TP.HCM phải mất đến 19 năm (1993 - 2012) và bỏ ra hàng nghìn tỉ đồng. Loại dự án di dời tái định cư nhà tạm bợ trên kênh rạch vốn không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân vì pháp lý phức tạp và thường kéo dài hàng chục năm, lợi nhuận lại rất thấp... cho nên hầu như không có nhà đầu tư nào mặn mà. 

Thực tế ở các nước trên thế giới cho thấy các loại dự án như thế này chỉ mang lại kết quả từ đầu tư công; Nhà nước có thể giao thầu cho tư nhân nhưng các cơ quan chức năng phải đóng vai trò quản lý nhà nước.

Trong khi đó, lâu nay dự án di dời giải tỏa nhà trên kênh rạch không phải là dự án được xếp vào loại ưu tiên và vốn được phân bố cũng hạn chế. Việc này dẫn đến chỉ tiêu bồi thường, di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch đề ra mục tiêu rất khó khả thi. 

Muốn được tăng vốn thì TP.HCM cần phải nhận thức lại để hiểu rằng nếu tách bạch việc di dời giải tỏa nhà trên kênh rạch ra thành một chương trình độc lập giao cho một sở thì rất khó khả thi mà phải đặt nó vào một dự án chung mang tính tổng thể hướng tới đa mục tiêu.

Bởi lẽ không đơn giản chỉ là di dời nhà trên và ven kênh ra là xong mà nó liên quan đến một loạt các vấn đề kinh tế - xã hội, kỹ thuật khác nữa. Cần coi nó là một loại dự án tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm: khai thông hệ thống kênh rạch để thoát nước tự nhiên - đây là giải pháp hữu hiệu nhất giúp cho TP giảm ngập nước theo phương thức thoát nước tự nhiên. 

Bên cạnh đó, tổ chức tái định cư cho người nghèo đang sống trên và dọc theo các con kênh có chỗ ở mới và các phương thức mưu sinh mới; nâng cấp giao thông dọc theo các tuyến kênh nhằm giảm tải cho khu vực trung tâm; giảm ô nhiễm môi trường, trả lại các con kênh xanh sạch; tạo vi khí hậu làm giảm nhiệt độ khu vực; tạo ra cảnh quan đẹp dọc theo các trục kênh với cây xanh, thảm cỏ, công viên, các điểm tập thể dục và khai thác du lịch thủy nội đô.

Khi nhận thức được như vậy thì vốn ở đây không phải chỉ là phân bổ phục vụ cho di dời tái định cư nhà trên kênh rạch mà còn điều chuyển vốn từ các dự án đầu tư cho giao thông, chống ngập, vệ sinh môi trường, du lịch, công viên cây xanh, phát triển cộng đồng cho Sở Xây dựng và các sở liên quan thực hiện. 

Khi đó khả năng hoàn thành nhiệm vụ di dời giải tỏa 6.500 căn nhà sẽ khả thi hơn, đồng thời các mục tiêu kép khác cũng theo đó mà hanh thông.

Dời nhà ven kênh chưa như kỳ vọng, một sở ở TP.HCM đề xuất không khen thưởngDời nhà ven kênh chưa như kỳ vọng, một sở ở TP.HCM đề xuất không khen thưởng

Sở Xây dựng TP.HCM vừa báo cáo Ban Thi đua - khen thưởng (Sở Nội vụ TP.HCM) về sơ kết phong trào thi đua thực hiện chỉnh trang và phát triển đô thị trên địa bàn TP, trong đó có di dời nhà ven kênh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên