05/07/2021 09:29 GMT+7

Cây táo nở hoa và chuyện phát triển nền tảng ứng dụng Việt

HOÀNG LÊ
HOÀNG LÊ

TTO - Nhiều khán giả xem Cây táo nở hoa ngạc nhiên khi được biết từ ngày 5-7, từ tập 40, phim sẽ không phát lại trên YouTube mà chỉ phát trên một nền tảng ứng dụng OTT của Việt Nam sản xuất.

Cây táo nở hoa và chuyện phát triển nền tảng ứng dụng Việt - Ảnh 1.

Kể từ tập 40, Cây táo nở hoa không phát lại trên YouTube

Trên trang fanpage của Cây táo nở hoa, nhiều ý kiến cảm thấy không hài lòng với quyết định này. Như ý kiến Trúc Diễm: "Phim đang "hot" trên YouTube mà sao thay đổi nhỉ?", hay Nhu Pham: "Em thấy mọi người chủ yếu xem lại trên YouTube và thắc mắc sao lúc đầu chiếu trên YouTube rồi giờ lại ngưng?".

Đặt những câu hỏi trên đến nhà sản xuất và phát sóng bộ phim này, Tuổi Trẻ được ông Ngô Phạm Thế Hiển - đại diện VieChannel - cho biết:

"Hiện có nhiều khán giả đang theo dõi bộ phim Cây táo nở hoa trên ứng dụng VieON - là ứng dụng miễn phí do người Việt phát triển. Do đó, Cây táo nở hoa mong muốn mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khán giả bằng hình ảnh chất lượng 4K đang được phát trên ứng dụng này".

Trailer phim Cây táo nở hoa

Đầu tư cho giải trí trực tuyến

Quyết định ngưng phát lại Cây táo nở hoa trên YouTube là một trong những bước kéo khán giả đến nhiều hơn với một ứng dụng OTT (ứng dụng xem nội dung giải trí trực tuyến) chuyên cung cấp nội dung giải trí trên đa phương tiện - gồm smart TV, smartphone, app và web, giúp người dùng có thể xem nội dung giải trí mọi lúc mọi nơi.

Cùng với sự phát triển của Internet, thời gian qua ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia sân chơi OTT "made in Việt Nam".

Trong sân chơi này, các nhà đài hiện nay phát triển khá mạnh, cụ thể như VTV có VTV Go, VTV giải trí... HTV có HTVOnline, truyền hình Vĩnh Long có THVLi. Ngoài ra còn có các đơn vị khác như K+, VTC, BHD, VieOn, FPT, ClipTV...

Không chỉ dừng lại ở việc phát lại các chương trình sẵn có, một số nhà đài và nhà sản xuất đã, đang và sẽ đưa những nội dung riêng lên hệ thống của mình. Cụ thể như VTV Go thực hiện tuần phim Việt theo từng chủ đề, phim hoạt hình; Clip TV cũng lần đầu sản xuất phim truyền hình.

Galaxy Play, ngoài ưu thế sở hữu bản quyền độc quyền các phim chiếu rạp mới nhất, đã hợp tác với các đạo diễn có tiếng sản xuất phim phát riêng trên hệ thống dịch vụ này. Theo đại diện Galaxy Play, gần đây số khán giả xem phim trên Galaxy Play tăng 5 lần so với lúc trước, số lượng người dùng mới cũng tăng gấp 5 lần:

"Đợt dịch này chúng tôi duy trì mỗi tháng có ít nhất một sản phẩm phim Việt ăn khách để người sử dụng xem không chán, tháng vừa rồi là phim điện ảnh Bố già. Còn giữa tháng này dự kiến sẽ lên loạt phim Sugar Boy & Sugar Momy, phim này là mùa 2 của Sugar Daddy & Sugar Baby".

Cây táo nở hoa và chuyện phát triển nền tảng ứng dụng Việt - Ảnh 3.

Phim Bố già vừa 'đá' sân quốc tế vừa phát trên ứng dụng phim Việt

Vẫn là cuộc cạnh tranh cam go với các "ông lớn"

Việc phát triển OTT "made in Việt Nam" ngày càng đông đúc đã tạo nên sự cạnh tranh giữa các đơn vị. Nhưng theo đánh giá của những người trong cuộc, sự cạnh tranh ấy vẫn không cam go bằng việc phải cạnh tranh với những ông lớn nước ngoài là YouTube và Facebook...

Theo thống kê vào tháng 6-2021 của Statista - một công ty nghiên cứu thị trường, vào năm 2020 YouTube là dịch vụ cung cấp nội dung giải trí trực tuyến hàng đầu ở những vùng ngoại thành Việt Nam với con số 52% người được hỏi cho biết họ chọn nền tảng này. Ngoài YouTube và Netflix, các nền tảng khác trong danh sách thuộc về các công ty Việt Nam.

Vì vậy, trong sự phát triển của mình, các nhà đài, nhà sản xuất OTT sử dụng "ông lớn" YouTube chủ yếu để làm nền tảng quảng bá.

Cụ thể như phần lớn các phim của VTV giới thiệu trên YouTube nhưng khi phát sóng trọn vẹn các tập thì phát trên nền tảng của họ: VTV Go, VTV giải trí. Truyền hình Vĩnh Long cắt nhỏ các tập phim thành nhiều phần rồi đưa trên YouTube, muốn xem trọn tập khán giả phải xem trên THVLi...

Việc Cây táo nở hoa "dụ" khán giả biết đến bộ phim khi xem trên YouTube rồi chuyển sang chỉ phát online trên ứng dụng VieON thay vì YouTube dường như nằm trong xu thế tất yếu hiện nay.

"Cuộc cạnh tranh giữa các OTT Việt Nam và OTT nước ngoài, trong đó có YouTube, còn là do lợi nhuận. Doanh nghiệp sản xuất nội dung sẽ lựa chọn kênh phát nội dung của mình, nếu YouTube không mang đến nhiều lợi nhuận thì họ sẽ lựa chọn đơn vị trong nước nếu được mua giá cao hơn" - ông Phan Thanh Giản, giám đốc ClipTV, cho biết.

Cây táo nở hoa: Cây táo nở hoa: 'Cuộc sống đã quá ngộp thở, xem phim xong… tắt thở luôn'

TTO - Các tập gần đây của Cây táo nở hoa - bộ phim được đông đảo khán giả đón xem - đang ngày càng khiến người xem 'mệt mỏi' vì nhiều tình tiết căng thẳng đến vô lý, lặp đi lặp lại…

HOÀNG LÊ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên