13/12/2014 06:00 GMT+7

​Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ sợ gì phải núp?

VÕ HƯƠNG - MẠNH KHANG
VÕ HƯƠNG - MẠNH KHANG

TTO - Không chỉ ở Hà Nội, tại nhiều tỉnh thành khác vẫn còn hiện tượng cảnh sát giao thông (CSGT) đứng núp làm nhiệm vụ. Tại sao? CSGT có được làm thế hay không?

Có việc người dân phản ảnh về một số cán bộ chiến sĩ đứng ở chỗ khuất  nhằm bắt  lỗi vi phạm đối với người tham gia giao thông để xử lý. Hoạt động này không công khai, dễ gây hiểu lầm trong nhân dân - Ảnh: Phan Chung
 Ảnh minh họa:  Phan Chung

Mới đây, đại tá Đào Vịnh Thắng, trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Hà Nội, cho biết: “Có việc người dân phản ảnh về một số cán bộ chiến sĩ đứng ở chỗ khuất nhằm bắt  lỗi vi phạm đối với người tham gia giao thông để xử lý. Hoạt động này không công khai, dễ gây hiểu lầm trong nhân dân”.

Nhiều bạn đọc đã chia sẻ với báo Tuổi Trẻ về hiện trạng này. Không chỉ có tình trạng CSGT “núp lùm” xử lý vi phạm tại Hà Nội mà hiện tượng này xuất hiện ở rất nhiều tỉnh thành khác. Việc chấm dứt tình trạng CSGT đứng núp khi thực hiện nhiệm vụ của thủ đô Hà Nội liệu có mang lại hiệu ứng tốt đẹp cho các tỉnh, TP khác? - bạn đọc Thu Huyền phân vân.

Đại tá Đào Vịnh Thắng khẳng định: muộn nhất đến đầu năm 2015 phải chấm dứt hoàn toàn tình trạng cán bộ chiến sĩ túm tụm, không được đứng núp, không được giật chìa khóa, không được chỉ gậy vào người tham gia giao thông khi người ta có sai phạm.

Nhìn thấy CSGT, người vi phạm tự điều chỉnh hành vi

Bạn đọc Bùi Văn Phương cho rằng: “CSGT nên là lực lượng thân thiện, giáo dục nhắc nhở người đi đường. Người điều khiển phương tiện giao thông thấy CSGT mà điều chỉnh hành vi của mình là tốt chứ sao không? Tại sao phải “núp lùm” làm gì?”.

Bạn đọc Lê Vũ ủng hộ quy định CSGT không được núp lùm làm nhiệm vụ: “Nhiệm vụ của CSGT là hướng dẫn giao thông chứ không phải tập trung xử phạt. CSGT giúp Nhà nước duy trì trật tự giao thông, làm cho ý thức pháp luật của người dân được nâng lên chứ không phải là núp để bắt”.

Anh Lê Phong (ngụ quận 5, TP.HCM) bày tỏ: “Chuyện núp lùm, cắm chốt liên tục là không phù hợp”. Anh Phong nói:

>> Anh Lê Phong

Anh Huỳnh Hà (ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng) cho biết chuyện CSGT núp lùm rồi xử phạt người tham gia giao thông không chỉ diễn ra ở Hà Nội. Anh Hà dẫn chứng trường hợp của bản thân anh: “Tôi từng bị CSGT chỉ gậy, khi tôi chưa rõ chuyện gì, chưa kịp bật chân chống thì đã bị CSGT rút chìa khóa xe. Tôi thấy rất phản cảm, nhất là đối với người thi hành công vụ cần sự thân thiện như CSGT”.

>> Anh Huỳnh Hà

Tuy nhiên, anh Hà nhìn nhận: “Mình sai thì đồng ý bị lập biên bản và bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Nhưng quan trọng là thái độ của các CSGT”.

>> Anh Huỳnh Hà

Đồng tình với ý kiến của anh Hà, chị Phạm Thị Tuyết Sương (ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho rằng: “Núp lùm, rút chìa khóa hay chỉ gậy vào người dân khi giao tiếp là những hành động chưa tôn trọng người dân, giống như việc xâm phạm quyền riêng tư, sở hữu của người dân”.

>> Chị Phạm Thị Tuyết Sương

Làm việc công thì phải công khai

Theo thông tư số 65/2012/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ do Bộ Công an ban hành ngày 30-10-2012 thì việc tuần tra, kiểm soát phải được thực hiện công khai (hoặc có kết hợp hóa trang).

CSGT làm đúng theo quy định của pháp luật” - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Theo quy định của thông tư này, việc kiểm soát tại một điểm trên đường hoặc tại trạm CSGT phải có kế hoạch được trưởng phòng hướng dẫn và tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc trưởng phòng cảnh sát giao thông, trưởng công an cấp huyện trở lên phê duyệt.

Quy định đã có, CSGT nên thực thi đúng. Luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM - cho biết: “CSGT khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc sắc phục và có những thao tác, cử chỉ theo đúng quy định của pháp luật, phải công khai, minh bạch. Việc CSGT “núp lùm” làm nhiệm vụ là không đúng theo quy định của pháp luật”.

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Luật sư Hậu cũng lưu ý thêm việc “núp lùm” không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

“Người tham gia giao thông đang điều khiển phương tiện với tốc độ cao mà bị chặn lại bất ngờ, việc thắng gấp sẽ rất nguy hiểm!” - luật sư Hậu cho biết.

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Theo quy định của pháp luật, khi người tham gia có dấu hiệu vi phạm luật giao thông đường bộ thì CSGT phải ra tín hiệu cho người tham gia giao thông biết chứ không thể núp lùm.

Luật sư Hậu nhấn mạnh: “Người tham gia giao thông phải có ý kiến khi bị CSGT yêu cầu dừng lại mà không đưa ra được lý do cụ thể”.

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Anh Phạm Trung Hiếu (ngụ huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) nhắn nhủ: “CSGT khi làm nhiệm vụ thì nên đứng ở nơi thông thoáng. Việc “núp lùm” sẽ để lại hình ảnh không đẹp trong mắt quần chúng nhân dân, có thể gây hiểu lầm là CSGT đang làm những chuyện không đúng với quy định của pháp luật”.

>> Anh Phạm Trung Hiếu

Ý thức người tham gia giao thông là trên hết

Ngoài ra, người dân phải có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết: “Một người bị phạt một lần thì họ sẽ cẩn thận hơn nên chỗ nào có mặt CSGT thì nơi đó người dân sẽ chấp hành tốt hơn, ý thức cũng sẽ nâng lên”.

Luật sư Hậu cho biết thêm nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật là công khai, nhanh chóng, kịp thời, công bằng nên CSGT không thể núp lùm làm nhiệm vụ.

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Có rất nhiều cách để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, chị Tuyết Sương cho rằng không nhất thiết CSGT phải “núp lùm” thì người dân mới “sợ” và chấp hành tốt.

“Càng công khai, minh bạch thì càng hạn chế được những tiêu cực của CSGT khi làm nhiệm vụ” - chị Sương khẳng định.

>> Chị Phạm Thị Tuyết Sương

Cho rằng nhiệm vụ cốt yếu của CSGT là hướng dẫn tham gia giao thông chứ không nên tập trung vào xử phạt, anh Lê Phòng đề xuất: “CSGT không được cắm chốt một điểm quá thời gian quy định, không làm “luật” nhận tiền mãi lộ và luật pháp cần linh hoạt hơn để răn đe người dân, nâng cao ý thức của họ”.

>> Anh Lê Phong

Riêng anh Huỳnh Hà chia sẻ ngành công an nên thực hiện nghiêm quy định này ra nhiều địa phương khác trong cả nước, nhất là các thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ…

>> Anh Huỳnh Hà

Và “việc chấp hành quy định của pháp luật khi tham gia giao thông là ý thức của mỗi người, phụ thuộc vào bản thân họ chứ không phụ thuộc vào các chiến sĩ CSGT - anh Trung Hiếu khẳng định - Người có ý thức đối phó với CSGT, khi tai nạn xảy ra, họ là người đầu tiên gánh chịu hậu quả”.

>> Anh Phạm Trung Hiếu

Ý thức được trách nhiệm của công dân, anh Phạm Trung Hiếu cho biết việc chấp hành luật giao thông thể hiện ý thức tôn trọng pháp luật, giúp bảo vệ tính mạng và tài sản của mỗi người, đó là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân.

>> Anh Phạm Trung Hiếu

VÕ HƯƠNG - MẠNH KHANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên