01/05/2020 14:28 GMT+7

Cần vay thêm mà nhắc nợ cũ, xem như thua!

Ông NGUYỄN LIÊM (tổng giám đốc Công ty cổ phần Lâm Việt) - N.BÌNH ghi
Ông NGUYỄN LIÊM (tổng giám đốc Công ty cổ phần Lâm Việt) - N.BÌNH ghi

TTO - Trong khảo sát 124 doanh nghiệp mới đây của Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ, hơn 80 doanh nghiệp cho biết mức bảo hiểm xã hội phải đóng cho người lao động mỗi tháng là 178,6 tỉ đồng, tương đương 2,15 tỉ đồng/doanh nghiệp.

Cần vay thêm mà nhắc nợ cũ, xem như thua! - Ảnh 1.

Sản xuất tại một doanh ngihiệp đồ gỗ ở Bình Dương - Ảnh: BÁ SƠN

50 doanh nghiệp cho biết thuế VAT mà họ phải nộp tính lũy kế đến nay là 174,6 tỉ đồng, tương đương 3,49 tỉ đồng/doanh nghiệp.

Đây là những gánh nặng lớn trong bối cảnh doanh nghiệp không có doanh thu, các đơn hàng từ châu Mỹ, châu Âu đều bị hủy, hoãn vô thời hạn. Các chính sách hỗ trợ tài chính lúc này rất cần thiết để giữ được dòng tiền, duy trì tái sản xuất sau dịch.

Với quy mô chủ yếu từ 1.500-2.000 lao động/đơn vị, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ hiện nay chỉ có thể giữ khoảng 500-600 lao động, còn lại dù cho nghỉ việc vì không còn đơn hàng nhưng doanh nghiệp cũng phải có hỗ trợ để sau này người lao động quay lại.

Vì vậy, dù phải thu hẹp quy mô hoặc thậm chí ngừng sản xuất, nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp vẫn rất lớn, một phần dự kiến để trả lương cho công nhân trong giai đoạn không có việc, nhằm giữ lao động phục vụ quá trình tái sản xuất khi bệnh dịch được kiểm soát. Tuy vậy, khi tiếp cận ngân hàng, họ vẫn bị yêu cầu về thế chấp tài sản, áp lực nợ cũ.

Dịch bệnh COVID-19 ập đến khi doanh nghiệp ngành gỗ đang say trong cơn đầu tư công nghệ, thiết bị máy móc để phát triển, đặc biệt là tận dụng cơ hội từ chiến tranh thương mại Trung - Mỹ. 

Thậm chí, đơn hàng xuất khẩu cũng nhiều hơn trong những ngày cuối năm. Nhưng đây chính là đòn "hồi mã thương" vì vốn liếng đã dồn hết vào đó.

Bây giờ doanh nghiệp chỉ sống sót khi được vay những khoản tín dụng mới để tăng tốc khi cơ hội trở lại. 

Có tồn tại thì sau này mới tiếp tục xử lý hàng hóa còn kẹt ở cảng nước bạn vì đóng cửa phòng dịch, ước tính có cả ngàn container bị như vậy ở châu Âu, Mỹ, rồi thu hồi nợ cũ từ đối tác...

Nếu không có khoản vay mới để tái đầu tư, sản xuất, trả lương cho nhân viên, giữ chân người lao động thì các doanh nghiệp phải chính thức rời khỏi thị trường.

Rót vốn cho doanh nghiệp thế nào? Gấp rút triển khai ngay cho doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0% để trả lương nhân công. Đó là những doanh nghiệp có trả lương cho nhân viên qua ngân hàng, sổ sách phần mềm rõ ràng, dễ trích xuất... 

Trong thời buổi này, mức lương của người lao động cũng đã bị cắt giảm so với trước đây để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, nên đừng đưa ra quá nhiều tiêu chí, thủ tục phức tạp. Sau đó là tính toán cho vay để duy trì và khôi phục sản xuất.

Sớm tạo năng lực cho Sớm tạo năng lực cho 'thời đại' mới

TTO - Công cuộc đổi mới, vượt qua thách thức của đất nước trong hành trình 45 năm sau chiến thắng 30-4-1975 là bài học quan trọng cho giai đoạn vượt qua COVID-19 hiện nay.

Ông NGUYỄN LIÊM (tổng giám đốc Công ty cổ phần Lâm Việt) - N.BÌNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên