14/10/2020 09:50 GMT+7

Cân nhắc sử dụng trực thăng tìm kiếm cứu nạn vì tầm nhìn hạn chế

HỮU KHÁ
HỮU KHÁ

TTO - Sáng 14-10, tại Sở chỉ huy tiền phương đã diễn ra cuộc họp nhanh. Tại cuộc họp, phương án sử dụng máy bay trực thăng và chó nghiệp vụ được đưa ra với hi vọng nhanh chóng tiếp cận được khu vực bị nạn.

Cân nhắc sử dụng trực thăng tìm kiếm cứu nạn vì tầm nhìn hạn chế - Ảnh 1.

Lực lượng thông tin được nhanh chóng yêu cầu vào cuộc hỗ trợ việc tìm kiếm - Ảnh: HỮU KHÁ

9h sáng 14-10, tất cả lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế được huy động tối đa để vào trạm kiểm lâm 67, nơi có 13 cán bộ, chiến sĩ bị núi lở chôn vùi, trong đó có thiếu tướng Nguyễn Văn Man, phó tư lệnh Quân khu 4.

Đây là đoàn cán bộ, chiến sĩ trong đêm 12-10 đã lên đường ứng cứu các công nhân bị mắc kẹt ở Thủy điện Rào Trăng 3 (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Cân nhắc sử dụng trực thăng tìm kiếm cứu nạn vì tầm nhìn hạn chế - Ảnh 2.

Quân đội chuẩn bị các thiết bị để lên đường vào nơi 13 cán bộ chiến sĩ bị nạn - Ảnh: HỮU KHÁ

Các lực lượng đã huy động người, vật tư phương tiện tập kết ở trung tâm chỉ huy tiền phương đóng tại trụ sở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền để nhanh chóng lên đường vào hiện trường. Lực lượng thông tin liên lạc của Quân khu 4 cũng được huy động vào cuộc để phục vụ cho việc kết nối phục vụ cho công tác tìm kiếm người.

Cũng trong sáng 14-10, tại Sở chỉ huy tiền phương đã diễn ra cuộc họp nhanh. Tại cuộc họp phương án sử dụng máy bay trực thăng và chó nghiệp vụ được đưa ra với hi vọng nhanh chóng tiếp cận được khu vực bị nạn. 

Cân nhắc sử dụng trực thăng tìm kiếm cứu nạn vì tầm nhìn hạn chế - Ảnh 3.

Trực thăng bay trên bầu trời vùng cứu hộ - Ảnh NGUYỄN KHÁNH

Dù máy bay trực thăng đã có mặt tại sân bay Phú Bài nhưng do trời ở vùng núi Phong Xuân đang có sương mù nên phương án sử dụng máy bay trực thăng sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng để làm sao đảm bảo an toàn ở mức cao nhất. 

Theo đó, Sở chỉ huy đã xây dựng phương án tìm kiếm 30 người mất tích, trong đó có 13 cán bộ, chiến sĩ. Lực lượng tinh nhuệ của quân đội với sự giúp đỡ của người dân đi rừng ở địa phương thông thạo đường sá đã lên đường vào hiện trường. 

Trực thăng bay trên bầu trời vùng cứu hộ - Video: TẤN LỰC

Mục tiêu được đưa ra là tranh thủ thời tiết đã tạnh mưa, các lực lượng nhanh chóng khơi thông các điểm sạt lở đến tiến hành về hiện trường nơi có 13 người bị nạn trong sáng nay.

Cân nhắc sử dụng trực thăng tìm kiếm cứu nạn vì tầm nhìn hạn chế - Ảnh 5.

Tất cả lực lượng tập kết ở trung tâm chỉ huy tiền phương chờ lệnh lên đường - Ảnh: HỮU KHÁ

Ông Lê Ngọc Tuấn, giám đốc BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, cho biết ngoài các điểm sạt lở nghiêm trọng thì còn có 4 khe suối lớn nước dâng qua tràn rất xiết trên đường vào. Có những đoạn khe tràn sâu và dài tới vài chục mét. Cuối buổi chiều cùng ngày, khu vực gần hiện trường trời đã dần vẫn mưa, gió lạnh buốt nên công việc tìm kiếm gặp vô vàng khó khăn.

Cân nhắc sử dụng trực thăng tìm kiếm cứu nạn vì tầm nhìn hạn chế - Ảnh 6.

Các xe cấp cứu, lực lượng y bác sĩ Bệnh viện trung ương Huế có mặt để chuẩn bị tiếp các nạn nhân - Ảnh: HỮU KHÁ

Vụ thủy điện Rào Trăng 3: Hai trực thăng cứu hộ chờ lệnh cất cánh Vụ thủy điện Rào Trăng 3: Hai trực thăng cứu hộ chờ lệnh cất cánh

TTO - Sư đoàn Không quân 372 (đóng tại Đà Nẵng) thuộc Quân chủng PK-KQ đã điều động 2 trực thăng sẳn sàng cùng tham gia cứu hộ vụ thủy điện Rào Trăng 3. Hiện cả hai đang nằm tại sân bay Phú Bài (Huế) chờ lệnh cất cánh.

HỮU KHÁ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên