18/11/2023 11:07 GMT+7

Cận cảnh cây sọ khỉ trăm tuổi bị đốn hạ, chuyên gia nói không trồng loại cây này nữa

LÊ PHAN
và 1 tác giả khác

Cây sọ khỉ gần 100 tuổi vừa bị đốn hạ trong công viên Gia Định đã bị mục rỗng nghiêm trọng, phần lõi cây đã bị sâu mọt từ gốc, buộc phải đốn hạ để đảm bảo an toàn cho người dân sinh hoạt.

Thân cây cổ thụ thuộc giống sọ khỉ trong công viên Gia Định vừa bị đốn hạ đã hư hại nặng - Ảnh: Công ty cây xanh

Thân cây cổ thụ thuộc giống sọ khỉ trong công viên Gia Định vừa bị đốn hạ đã hư hại nặng - Ảnh: Công ty cây xanh

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 18-11, đại diện Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM cho biết cây cổ thụ gần 100 tuổi vừa bị đốn hạ thuộc họ sọ khỉ (xà cừ). Hiện trạng ở bên trong cây khi cưa ra đã mục rỗng thân, phần lõi cây đã bị sâu mọt từ gốc.

Cây sọ khỉ trăm tuổi trong công viên Gia Định đã bị rỗng thân

"Nhìn hình ảnh chụp từ phía ngoài cây trông rất bình thường khỏe mạnh, nhưng bên trong hư rất là nặng. rễ cây bị nổi lên, tán cây thì nặng và với thực trạng rễ như vậy rất dễ ngã đổ. Trong năm vừa qua, ở công viên Gia Định cũng ngã mấy cây rồi. Có cây cũng gần bằng độ tuổi với cây này", vị này nói.

Vị này cho biết thêm cây sọ khỉ có nguồn gốc ở châu Phi, cây thường phát triển nhanh nhưng gỗ không có giá trị kinh tế nhiều.

Về quy trình cưa hạ một cây lớn như vậy, theo vị này, trước đó đơn vị phải đề xuất kiểm tra và Sở Xây dựng cấp phép mới thực hiện. 

"Không phải công ty muốn làm là làm, phải có giấy phép đàng hoàng. Ngoài ra, khi đốn một cái cây đều phải có công tác khảo sát đánh giá trồng lại. Vị trí trên sẽ trồng lại sáu cây mát hai cánh để thay thế" - vị này lý giải.

Trả lời câu hỏi của bạn đọc Tuổi Trẻ Online rằng liệu có cách nào giữ nguyên sự sống cho cây hoặc có giải pháp chằng chống bảo tồn thay vì đốn hạ? 

Vị đại diện công ty cây xanh khẳng định nếu không đốn cây vẫn còn sống được, tuy nhiên mức độ rủi ro nguy hiểm cho người dân đi tập thể dục ở công viên sẽ cao.

"Cây trồng ở ngoài đường hay công viên thì yếu tố quan trọng nhất là đề cao an toàn cho người dân. TP cũng đã có kế hoạch duy tu, bảo tồn những cây cổ thụ trên các tuyến đường. Tuy có những cây cổ thụ lâu năm mang lại giá trị về bóng mát, cảnh quan và điều hòa không khí nhưng bị hư hại buộc phải thay mới, nếu không có thể gây ra các sự cố đáng tiếc" - vị này nói.

Ngoài ra cũng mong muốn cần sự cảm thông chia sẻ của người dân và cam kết việc duy tu, trồng mới cây xanh đều có lộ trình làm bài bản.

Nhân viên cây xanh đo đạc để báo cáo cơ quan chức năng về hiện trạng cây - Ảnh: TIẾN QUỐC

Nhân viên cây xanh đo đạc để báo cáo cơ quan chức năng về hiện trạng cây - Ảnh: TIẾN QUỐC

Phần thân cây cũng bị hư hại - Ảnh: Công ty cây xanh

Phần thân cây cũng bị hư hại - Ảnh: Công ty cây xanh

Phần thân cây bị hư khiến sâu mọt tấn công vào lõi cây - Ảnh: Công ty cây xanh

Phần thân cây bị hư khiến sâu mọt tấn công vào lõi cây - Ảnh: Công ty cây xanh

Phần lõi cây sọ khỉ ở phía gốc đã mục gần như hoàn toàn - Ảnh: TIẾN QUỐC

Phần lõi cây sọ khỉ ở phía gốc đã mục gần như hoàn toàn - Ảnh: TIẾN QUỐC

Sẽ không trồng mới cây sọ khỉ

Đối với giống cây sọ khỉ TP.HCM, đại diện Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM cũng xác định không trồng mới nữa vì đây là cây phát triển nhanh nhưng không bền. TP cũng đã có danh mục các cây không trồng trên đường phố. Đối với các cây hiện hữu trồng từ xưa sẽ được theo dõi thường xuyên để chăm sóc, duy tu và phát hiện kịp thời các hư hại.

Đốn cây cổ thụ hơn 100 tuổi, thân cây to 7 người ôm mới hết trong công viên Gia ĐịnhĐốn cây cổ thụ hơn 100 tuổi, thân cây to 7 người ôm mới hết trong công viên Gia Định

Ngày 17-11, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM tiến hành đốn hạ cây sọ khỉ cổ thụ trong công viên Gia Định. Vì sao?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên