Lúc đó, tôi - một cô bé 15 tuổi - bị người dượng (chồng của dì) xâm hại tình dục suốt nhiều năm liền. Người đàn ông mà tôi gọi là dượng đã có những hành động như bắt tôi xem phim người lớn, dùng những lời lẽ… gợi dục, động chạm vào cơ thể còn non nớt của tôi.
Tuy rất sợ hãi nhưng vì ngại ngùng, đồng thời không được ai hướng dẫn hay tâm sự về giáo dục giới tính, cho nên khi đó tôi chưa hiểu được tầm quan trọng của vấn đề. Sau tất cả những lần bị tấn công, tôi chọn cách im lặng. Cô bé - chính là tôi khi đó - đã không dám mở miệng để nói với người lớn, với mẹ của mình. Và cứ thế, nỗi sợ hãi cứ thế lớn dần lên trong tôi.
Nhưng cho đến ngày hôm đó, vào cái giây phút mà tôi tiếp tục bị người dượng động tay vào chỗ kín của mình kèm theo ánh mắt đáng ghê tởm, tôi đã nghĩ mình không thể im lặng, không thể sống trong sợ sệt nữa.
Tôi đã chĩa ngón tay đang run rẩy của mình vào thẳng mặt của người đàn ông ấy. Trong lúc vừa hoảng sợ vừa tức giận, tôi đã nói với ông ấy rằng tôi sẽ nói với gia đình mọi chuyện. Bao lâu nay, tôi đã chịu đựng một mình, đã từng khóc trong tuyệt vọng, đã từng nghĩ đến những ý định tiêu cực.
Đó là điều có lẽ đã khiến ông ta không nghĩ rằng sẽ có một ngày tôi đáp trả. Ngày hôm đó, trước phản ứng quá bất ngờ của tôi, người đàn ông ấy im lặng. Từ đó về sau, tôi không bao giờ bị tấn công nữa.
Cái chỉ tay thẳng thừng vào mặt của người mà tôi gọi là dượng, không đơn thuần là cái chỉ tay lúc hoảng sợ, mà là để cho người đó biết, tôi sẽ không nhẫn nhịn thêm một giây một phút nào nữa. Cái chỉ tay ấy, không chỉ vì bản thân, mà còn vì những đứa em, đứa cháu xung quanh tôi, những đứa trẻ có thể trở thành nạn nhân của tên yêu râu xanh bất kỳ lúc nào.
Tôi đã đọc ở đâu đó, khi bạn im lặng, không lên án người xấu, có nghĩa là bạn đang thỏa hiệp với cái xấu và vô tình làm tổn thương người tốt. Và chính tôi - từ cái chỉ tay đó về trước, đã từng thỏa hiệp, đã từng nhân nhượng với kẻ xấu. Do đó, khoảnh khắc tôi chỉ tay chính là lúc tôi tố cáo cái xấu ở ngay trước mặt mình.
Khoảnh khắc chỉ tay ấy, mãi những năm về sau tôi vẫn không thể nào quên. Vì đó là khoảnh khắc mà tôi cứu sống chính bản thân mình!
"Khoảnh khắc thay đổi đời tôi"
Thể lệ:
Bài viết bằng chữ tiếng Việt, có thể viết trên giấy hoặc gửi bài viết qua email.
Độ dài tối đa: 1.500 chữ.
Tiêu chí:
Câu chuyện có thật, độc đáo, có bài học sâu sắc, đậm tính nhân văn, rung động.
Những bài viết hay sẽ được chọn đăng trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (Tuổi Trẻ nhật báo, Tuổi Trẻ Cuối Tuần và Tuổi Trẻ Online - tuoitre.vn).
Đối tượng dự thi:
Công dân Việt Nam và người nước ngoài (trừ phóng viên, cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ).
Mỗi tác giả gửi tối đa 2 bài.
Giải thưởng:
Nhất: 30 triệu đồng.
Nhì: 20 triệu đồng.
Ba: 10 triệu đồng.
Và 3 giải khuyến khích: mỗi giải 5 triệu đồng.
Thời gian bắt đầu và kết thúc:
Bắt đầu nhận bài thi từ ngày phát động. Kết thúc và trao thưởng vào tháng 12-2018.
Cuối mỗi bài viết vui lòng ghi rõ thông tin về tác giả: địa chỉ, số điện thoại và email liên hệ.
Bài thi gửi về: báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Hoặc email: khoanhkhaccuocdoi@tuoitre.com.vn.
Ngoài bì thư hoặc tiêu đề bài dự thi gửi qua email vui lòng ghi: Bài dự thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận