Tranh minh họa |
Bạn đọc Công Thành đặt vấn đề: Trường đại học, cao đẳng nhiều thế này thì liệu chất lượng nguồn nhân lực có đảm bảo không hay chỉ đào tạo để người học có được cái bằng là xong. Rồi vấn đề thất nghiệp hiện nay và tương lai sẽ như thế nào nữa.
"Đúng là không giải quyết được bài toán chất lượng nguồn nhân lực" - bạn đọc Công Thành bình luận.
Bạn đọc Xuân Quý viết: "Vì quá nhiều trường ĐH, CĐ nên chất lượng sinh viên thấp đến nỗi cứ "thi là đậu". Ra trường không biết kiến thức cơ bản".
Bạn đọc Mai Van Bac cùng chung nhận định: "Chất lượng đầu ra thấp, không biết làm việc".
Bạn đọc Hoai Nguyen bày tỏ: Hậu quả của việc kinh tế thị trường toàn diện, kể cả lĩnh vực thiêng liêng của xã hội là sự nghiệp trồng người. Mọi thứ đều quy ra tiền, đều trở thành hàng hóa... Buồn thật!".
Bạn đọc doanhuyh bày tỏ: Các bộ ngành cứ cấp phép cho mở các trường đại học một cách ồ ạt, nhưng không biết có quan tâm đến chất lượng đào tạo và nạn thất nghiệp khủng khiếp như hiện nay. Bằng đại học mang về cho oách.
Bạn đọc Liemsg chỉ ra vấn đề: Tôi cho rằng số lượng trường ĐH hiện nay ở ta là quá thừa, bởi lẽ:
- Một là, cơ sở vật chất nhiều trường còn quá nhỏ bé, chật hẹp, thiếu chỗ thí nghiệm, thực hành (một số sinh viên còn phải học ở những nơi tạm bợ do nhà trường thuê), trang thiết bị phục vụ giảng dạy thiếu thốn, cũ kỹ lạc hậu, không tương xứng với bộ mặt của một trường ĐH.
Hai là, đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ đạt chuẩn còn quá ít so với nhu cầu, rất nhiều trường toàn đi thuê người thỉnh giảng hoặc thuê SV vừa tốt nghiệp ra trường đứng lớp... Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đào tạo.
Vì vậy Nhà nước cần quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống các trường ĐH càng sớm càng tốt.
Bạn đọc Vũ Mạnh Dũng đề nghị: "Nên mở rộng đầu vào nhưng thắt chặt đầu ra như các nước tiên tiến đã làm" bởi theo bạn Mạnh Dũng "thương mại hóa giáo dục nếu không kiểm soát tốt sẽ làm hỏng nền tảng các ngành khác".
Và bạn đọc Trần Như Trang đưa ra giải pháp: Phải sáp nhập, sát hạch để giảm số trường ĐH, CĐ xuống, giảm cả chỉ tiêu tuyên sinh. Cần tăng chất lượng các trường dạy nghề để thu hút người học.
Về trường nghề, bạn đọc Quynhxinh@... có lưu ý: Không chỉ đại học cần cấu trúc lại mà đào tạo nghề cũng cần được quy hoạch lại. Gần đây các cá nhân hay công ty tự đứng ra quảng cáo đào tạo dạy nghề, tự xưng là trường nhưng không cơ quan nào giám sát hay quản lý, mặc cho người học tự tìm hiểu. Định hướng nghề nghiệp thế nào không ai quy hoạch. Hậu quả là Việt Nam không tìm được ngành nào mũi nhọn để phát triển nhân tài. Cái gì cũng học nhưng cuối cùng là thất nghiệp hoặc có đi làm thì kiến thức và tay nghề không đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Đánh giá bằng năng lực hay bằng cấp? Trường đại học, cao đẳng ra đời là do nhu cầu người học. Điều đó đáp ứng được giáo dục suốt đời mà Nhà nước ta mong đợi. Nếu ai đó bảo rằng các trường đại học, cao đẳng hoặc sinh viên tốt nghiệp ra trường kém chất lượng thì cần phải đưa ra số liệu tiêu chí nào đánh giá kém chất lượng chứ không thể dựa vào số sinh viên tốt nghiệp ra trường bị thất nghiệp. Việc làm đúng ngành nghề bên ngoài xã hội quá ít so với số lượng quá nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng làm cho giá trị người có bằng cấp đại học bị đánh giá thấp thôi. Điều quan trọng ở đây là tư duy người tuyển dụng đánh giá người lao động bằng năng lực hay bằng bằng cấp. |
* Là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp, bạn có chia sẻ gì về chuyện học đại học hiện nay, các kiến thức học được trong nhà trường có giúp được bạn nhiều trong công việc, trong cuộc sống sau này? Giải pháp của bạn trong những trường hợp này là gì? Hãy chia sẻ cùng TTO qua email tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận