Hòa bình với người Palestine 'không thể đạt được'?
Ze'ev Jabotinsky, người sáng lập Phong trào Phục quốc Do Thái theo chủ nghĩa xét lại cực hữu, được cho là người đã tạo ra khái niệm "Bức tường sắt". Ông lập luận rằng một thỏa thuận hòa bình tự nguyện với người Palestine là “không thể đạt được”.
Khi nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948 và hơn 750.000 người Palestine bị ép phải rời bỏ nhà cửa, Israel đã tạo ra một ma trận kiểm soát cuộc sống của người Palestine.
Theo báo Asia Times, những bức tường, hàng rào và hoạt động thu thập thông tin tình báo đã trở thành nền tảng của "Bức tường sắt", ngăn cách nhà nước Do Thái với phần còn lại của khu vực.
Nhu cầu bảo vệ vùng đất của người Do Thái chống người Palestine hồi cư là một khái niệm cốt lõi khác trong tâm lý người Israel. Mọi thứ bắt đầu từ nguyên tắc phòng thủ này.
Tất cả đều thay đổi vào ngày 7-10 vừa qua, khi các chiến binh Hamas - nhiều người trong số họ là hậu duệ của những người tị nạn Palestine - ồ ạt tràn qua bức tường biên giới ngăn cách Israel với Gaza, mà không có quân đội Israel cản bước.
Người Israel đã phải chịu đựng nỗi kinh hoàng không thể diễn tả được dưới sự tấn công của phong trào kháng chiến Hồi giáo Hamas trong nhiều giờ mà không có sự trợ giúp từ nhà nước.
Thất bại trong việc bảo vệ công dân Israel
Nền tảng khế ước xã hội của Israel với công dân của mình - trong đó khẳng định quân đội và lực lượng an ninh sẽ ngăn chặn người Palestine quay trở lại và sát hại họ ngay tại nhà của họ - đã bị phá vỡ.
"Bức tường sắt" đã bị chọc thủng theo cách mà người Israel không nghĩ là có thể xảy ra. Ngay cả Hamas cũng bị sốc trước sự mong manh của quân đội Israel. Có rất ít lý do mà các nhà lãnh đạo Israel có thể đưa ra để giải thích cho thất bại to lớn này.
Cho đến ngày 7-10, bộ máy được Israel vận hành để kiểm soát cuộc sống của người Palestine vẫn hoạt động. Israel đã bị ru ngủ trong cảm giác an toàn giả tạo trong nhiều năm.
Vấn đề đặt ra là liệu Israel có thể và sẽ bảo vệ người Do Thái khỏi các cuộc tấn công khủng khiếp sắp tới? Làm thế nào chính phủ có thể khôi phục khế ước xã hội trên? Cần có thời gian để trả lời những câu hỏi khó này, nhưng phản ứng ban đầu của giới lãnh đạo Israel không mấy khả quan. Thủ tướng Benjamin Netanyahu bị hầu hết dân Israel coi là phải chịu trách nhiệm chính cho thất bại này.
Hơn nữa, quân đội Israel đã tăng cường nỗ lực cho một cuộc chiến trên bộ ở Dải Gaza, thay vì tập trung vào việc giải thoát các con tin bị Hamas bắt giữ. Lịch sử đã chỉ ra rằng các cuộc chiến trên bộ ở Gaza đạt được rất ít kết quả lâu dài. Israel từng chiếm Gaza và cũng phải rời đi.
Israel có một trong những quân đội tiên tiến nhất trên Trái đất và một bộ máy tình báo mạnh mẽ. Tuy nhiên, trên thực tế học thuyết "Bức tường sắt" thể hiện qua việc chiếm đóng, bao vây Dải Gaza trong nhiều thập kỷ cho thấy không có tác dụng trong việc mang lại an ninh cơ bản cho Israel.
"Bức tường sắt" của Israel là gì?
Vào những năm 1920, những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái (Zioniist) với đường lối cứng rắn đã phát triển học thuyết Bức tường sắt, đó là các cuộc đàm phán với người Ả Rập phải luôn xuất phát từ vị thế sức mạnh quân sự. Và học thuyết này đã trở thành trọng tâm trong chính sách của Israel.
Đối với người Do Thái - những người đã bị đàn áp trong nhiều thế kỷ, an toàn là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ lý thuyết giải phóng dân tộc nào, do đó "Bức tường sắt" giúp họ tạo ra một ma trận để kiểm soát chặt người Palestine.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận