Chủ nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2021
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ mất tết vì món tiết canh
TTO - Đã có trên 170 người mắc bệnh liên cầu lợn và 14 người tử vong vì căn bệnh liên cầu lợn trong năm 2017. Bộ Y tế cảnh báo có nguy cơ mất tết nếu ăn tiết canh và các món có thịt chưa chín kỹ.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa có thống kê cho hay đã có trên 170 người mắc bệnh liên cầu lợn, trong đó có 14 người tử vong năm 2017, đồng thời cảnh báo các thực phẩm được nhiều người khoái khẩu như món tiết canh có thể khiến nhiều người mất tết vì nguy cơ lây lan chứng bệnh liên cầu lợn.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch, số người mắc bệnh liên cầu lợn có xu hướng gia tăng.
Lý do là thời gian này nhiều gia đình mổ lợn để ăn tết và nhiều nơi có tập tục đánh tiết canh cho may mắn, vì vậy số mắc liên cầu lợn cũng gia tăng.
Ông Phu cũng cho biết món tiết canh liên quan tới 70% các ca mắc liên cầu lợn ở người, lợn mang liên cầu khuẩn là nguồn lây nhiễm chính và lây sang cho người thông qua việc ăn thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn còn sống hoặc chưa được nấu chín như tiết canh, nem chua, nem chạo... hoặc lây qua tiếp xúc với mầm bệnh với vị trí tổn thương trên da người.
Người giết mổ, chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại là nhóm dễ bị lây bệnh.
Cục Y tế dự phòng cảnh báo ở nhiệt độ 25 độ C, liên cầu khuẩn lợn sẽ sống được 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân.
Điều tra các ca mắc liên cầu lợn cho thấy có tới 70% các ca bệnh từng ăn tiết canh, số còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc và giết mổ lợn bệnh.
Ông Phu cũng cảnh báo do người dân thường có quan điểm lợn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch, có thể ăn tiết canh, nhưng thực tế vi khuẩn liên cầu lợn khu trú trong họng lợn, nhiều trường hợp lợn không biểu hiện bệnh nhưng thực tế lại mang vi khuẩn liên cầu và làm lây bệnh cho người.
Do đây là căn bệnh diễn tiến rất nhanh và nguy hiểm do tỉ lệ tử vong cao, chi phí điều trị cho người bệnh rất tốn kém, ông Phu khuyến cáo người dân nên phòng tránh bằng cách sử dụng thực phẩm an toàn.
Trong trường hợp đã ăn tiết canh hoặc các món thịt chưa chín kỹ, có giết mổ, chế biến thịt lợn, cần chú ý các dấu hiệu của bệnh như sốt nóng, sốt lạnh, tiêu chảy (biểu hiện giống rối loạn tiêu hóa), đau đầu, ù tai, cứng gáy, tri giác lơ mơ và xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ do nhiễm liên cầu lợn.
Trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể sốc, trụy mạch, suy đa phủ tạng và tử vong. "Đừng để mất tết vì món tiết canh, nem chạo" - Cục Y tế dự phòng khuyến cáo ngay trước thềm năm mới.
-
TTO - Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 2-2021, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã vận động thành công 2 bị can bị truy nã đặc biệt về hành vi “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” ra đầu thú.
-
TTO - Một người đi xét nghiệm ngẫu nhiên theo yêu cầu của đơn vị tuyển dụng việc làm và được Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu thông báo dương tính với SARS-CoV-2. Chính quyền tỉnh Bạc Liêu đang họp khẩn.
-
TTO - Sáng 28-2, ông Đoàn Tấn Bửu - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 - cho biết đã cho học sinh của huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng và TP Hồng Ngự nghỉ học một tuần từ 1-3 đến 6-3.
-
TTO - Quân đội Myanmar sa thải đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc Kyaw Moe Tun với lý do 'phản bội đất nước' sau phát biểu mới đây của ông. Nhưng liệu họ có quyền sa thải người được chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi ủy nhiệm?
-
TTO - Những ngày qua, có nhiều người dân nợ tiền sử dụng đất được ghi trong “sổ đỏ” nháo nhào làm thủ tục trả nợ cho Nhà nước. Tuy nhiên, theo quy định, tùy vào thời điểm nợ mà cần và nên đóng trước ngày 1-3. Vậy ai không cần phải trả nợ gấp?
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận