Theo Bộ Tư pháp, quy định của Luật báo chí năm 1989 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bằng Luật số 12/1999/QH10) thì nhà báo có quyền hoạt động báo chí trên lãnh thổ VN và ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ, khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật, được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp, không ai được cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
Trên cơ sở quy định của Luật báo chí, điều 8 nghị định số 51/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí quy định: “Nhà báo được đến cơ quan, tổ chức... để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo, được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo các quy định của pháp luật”. Bộ Tư pháp nhận thấy việc chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành nội quy phiên tòa là cần thiết, tuy nhiên việc thông tư 01 quy định như điều 4 đã làm phát sinh thủ tục, chưa phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính, chưa thật sự phù hợp với các nguyên tắc tổ chức phiên tòa được quy định tại điều 2 của nội quy này.
Từ các phân tích nêu trên, Bộ Tư pháp kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại các quy định tại điều 4 thông tư 01/2014.
Chiều 20-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Độ, phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao, cho biết Tòa án nhân dân tối cao chưa nhận được công văn của Bộ Tư pháp. Trả lời câu hỏi về việc tòa án có tiếp thu phản ánh của báo chí để sửa đổi điều 4 thông tư số 01/2014 hay không, ông Trần Văn Độ cho biết lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đang tập trung cho những ngày cuối cùng của kỳ họp Quốc hội nên chưa có ý kiến.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận