Phóng to |
Ông Vương Đình Huệ - Ảnh: Viễn Sự |
- Tất cả mọi thứ đã được đặt trên bàn để xem xét nên chưa thể nói gì ngay lúc này. Bộ Tài chính vẫn đang tiếp tục lắng nghe và xem xét để báo cáo thường trực Chính phủ trong tháng 6-2012.
* Như vậy, mong muốn của nhiều người lao động được nâng mức giảm trừ gia cảnh vẫn còn hi vọng?
- Việc giảm tỉ lệ động viên và khoan sức dân thể hiện không chỉ ở mức giảm trừ gia cảnh mà còn ở việc giãn biểu thuế. Một phần thuế nộp ở bậc cao sẽ chuyển xuống nộp ở bậc thấp, cho nên người dân có thu nhập sẽ được giảm thuế cả hai nơi. Như vậy việc giảm đóng góp sức dân vào ngân sách là giảm cả hai chiều, chứ không phải chỉ ở mức giảm trừ gia cảnh.
* Nhưng thực tế người lao động có thu nhập phải đóng thuế ở bậc 1 chiếm tỉ lệ lớn và họ không được hưởng lợi về việc giãn bậc thuế?
- Bản thân giới chuyên môn, chứ chưa nói là người dân, cũng chưa hiểu thấu đáo thế nào là giảm trừ gia cảnh. Giảm trừ gia cảnh không phải là mức để đảm bảo đời sống tối thiểu mà phần còn lại sau khi đã đánh thuế mới là mức đảm bảo đời sống. Sau khi dự án luật này trình thường trực Chính phủ thông qua và trình Quốc hội, tôi sẽ nói thấu đáo và cặn kẽ về vấn đề này. Và tôi tin mình thuyết phục được dư luận.
73,32% nộp thuế ở bậc 1 Theo số liệu của Bộ Tài chính, hiện có 73,32% tổng số người nộp thuế đang nộp thuế ở bậc 1, đóng góp số tiền thuế là 10,06% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công. Trong số đó chỉ có 0,18% tổng số người nộp thuế ở bậc 7. Bộ Tài chính chỉ đề xuất sửa biểu thuế lũy tiến từng phần theo hướng bỏ bậc 7, đồng thời không kéo giãn các bậc thuế thì đa số người nộp thuế ở bậc thấp không được hưởng lợi từ điều chỉnh chính sách. Số thuế thu nhập cá nhân thu được vẫn tăng mạnh Trong dự thảo tờ trình Chính phủ về sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân, nếu thực hiện điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu đồng/tháng lên 6 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 2,4 triệu đồng/tháng đồng thời bỏ bậc 7 biểu thuế lũy tiến từng phần, dự kiến sẽ giảm thu ngân sách khoảng 9.250 tỉ đồng. Tuy nhiên cần nói thêm về con số này. Từ số liệu của Bộ Tài chính cho thấy từ năm 2009-2011, số thu thuế thu nhập cá nhân gần như tăng 100%. Dự kiến năm 2014 nếu không sửa luật, số thu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công lên đến 52.000 tỉ đồng, tính ra số thuế dự kiến sụt giảm theo tính toán của Bộ Tài chính chỉ bằng khoảng 15% số thu riêng từ tiền lương tiền công. Chưa kể, số người nộp thuế còn tăng lên hằng năm do số lao động tăng lên, do vậy số thu ngân sách không giảm quá lớn từ việc sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân. |
Phải giải thích cho người dân trước khi trình Chính phủ Mức giảm trừ gia cảnh 6 triệu đồng là không phù hợp với thực tế, nếu không muốn nói là lạc hậu ngay từ khi chưa áp dụng. Tôi cho rằng khi đưa ra mức giảm trừ gia cảnh cần xét đến các yếu tố, chứ không thể lấy thu nhập của người lao động trong khu công nghiệp để định mặt bằng mức sống cho người dân. Như vậy là tận thu và không khuyến khích người dân ra sức tìm kiếm thêm thu nhập. Nếu cho rằng giảm trừ gia cảnh không phải là mức để đảm bảo đời sống tối thiểu mà phần còn lại sau khi đã đánh thuế mới là mức đảm bảo đời sống, thì cần đặt vấn đề ngược lại rằng Bộ Tài chính đã khảo sát, tính toán mức thu nhập thực tế để đảm bảo đời sống người lao động trong điều kiện hiện nay chưa. Hiện nay những người thu nhập ở bậc 1 biểu thuế lũy tiến từng phần rất chật vật, thậm chí thu nhập chưa đủ để lo cho bản thân và người phụ thuộc nói gì đến đóng thuế. Trong khi đó những đối tượng này vẫn phải đóng thuế khiến cuộc sống càng khó khăn hơn. Tôi cũng kiến nghị Bộ Tài chính nên công khai góp ý của các chuyên gia, của người lao động bị trực tiếp điều chỉnh bởi Luật thuế thu nhập cá nhân thời gian qua cho toàn dân biết. Trường hợp Bộ Tài chính vì lý do nào đó phải bảo lưu quan điểm thì phải giải thích rõ để người dân đồng tình. Đồng thời, nên trình nhiều phương án để các đại biểu Quốc hội cho ý kiến, không nên chỉ trình một phương án. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận