Đó là chia sẻ của nhiều trường ĐH khi tham dự hội thảo ngày 28-5 về lấy ý kiến phản hồi của người học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên do Bộ GD-ĐT tổ chức. Ngay cả Bộ GD-ĐT cũng tỏ ra bối rối khi muốn đưa hoạt động này vào nề nếp. Tại hội thảo, khi Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đưa ra dự thảo về bộ tiêu chí “lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên” đã lập tức nhận lại sự không đồng thuận tuyệt đối từ tất cả ý kiến phát biểu.
Thay vì bảy tiêu chí đã được công bố mấy ngày trước (“SV đánh giá giảng viên trên bảy tiêu chí”, Tuổi Trẻ ngày 27-5), tại hội thảo, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục lại đưa ra bản dự thảo mới như một quy chuẩn chung cho tất cả các trường với 10 tiêu chí thuộc hai nhóm năng lực dạy học (gồm tiêu chí: chuẩn bị các điều kiện và phương tiện dạy học, thực hiện kế hoạch dạy học, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học, xây dựng môi trường dạy học, đánh giá kết quả học tập của người học) và năng lực giáo dục (gồm các tiêu chí: giáo dục qua hoạt động dạy học, giáo dục qua các hoạt động khác, hỗ trợ - hướng dẫn nghề nghiệp cho người học, đánh giá kết quả rèn luyện của người học). Đi kèm 10 tiêu chí này, Bộ GD-ĐT có bản thuyết minh 10 trang giấy A4 giới thiệu từng mức độ đánh giá cho từng tiêu chí. Đáp lại sự chuẩn bị này, các trường đều cho rằng không thể áp bộ chuẩn chung cho tất cả các trường, nhất là bộ tiêu chí mà bộ đưa ra “khó hiểu”, lẫn lộn và rối rắm. Không ít tiêu chí bộ đưa ra giống với “chuẩn nghiệp vụ sư phạm” hay có những tiêu chí mà SV không có điều kiện cảm nhận, nếu buộc phải phản hồi sẽ chỉ là võ đoán.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng - hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh - khẳng định bộ tiêu chí mà Bộ GD-ĐT đưa ra lẫn lộn giữa các phạm trù, đưa cả tiêu chí đánh giá nhà trường để quy vào đánh giá giảng viên. “Việc chuẩn bị các điều kiện và phương tiện giảng dạy không chỉ phụ thuộc vào giảng viên mà còn phải dựa vào khả năng thực tế của nhà trường. Chưa kể, đừng áp việc ứng dụng dùng máy chiếu vào dạy học mới là tốt khi đã có hệ lụy nhãn tiền nhiều cơ sở giáo dục trang bị đủ loại máy móc rồi đắp chiếu, hoặc kể cả được sử dụng cũng không làm tăng hiệu quả giảng dạy được” - PGS Hùng đặt vấn đề.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận