
Ngày 4-7, bà Paetongtarn Shinawatra đảm nhận cương vị bộ trưởng Văn hóa Thái Lan, trong bối cảnh đang tạm thời bị đình chỉ chức vụ thủ tướng.

TTCT - Hôm thứ ba 1-7, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã ra phán quyết đình chỉ chức vụ của nữ Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra. Bà nhẹ nhàng phát biểu: "Tôi khiêm tốn chấp nhận và sẽ ngừng làm thủ tướng vô thời hạn".

Ngay sau phán quyết đình chỉ Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra, phía Trung Quốc và Campuchia đã lên tiếng, thể hiện quan điểm trước biến động chính trị tại Thái Lan.

Sau khi rút khỏi liên minh cầm quyền, Đảng Bhumjaithai đã soạn bản kiến nghị bất tín nhiệm với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra và chuẩn bị gửi dự thảo này cho các đảng đối lập khác.

Tư lệnh Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) khẳng định có thể điều chiến đấu cơ ứng phó trong 5 phút trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Campuchia.

Những người biểu tình yêu cầu Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn từ chức, giữa căng thẳng biên giới với Campuchia và nguy cơ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Điện đàm với Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tái khẳng định cam kết giải quyết tranh chấp biên giới với Campuchia một cách hòa bình.

Ông Hun Sen tung loạt cáo buộc "động trời" nhằm vào gia tộc Shinawatra, có thể khiến vị thế chính trị của họ lung lay.

TTCT - Xung đột hiện nay giữa Thái Lan và Campuchia bùng nổ ngay sau khi Thượng đỉnh ASEAN kết thúc hôm 28-5, tưởng như đã có thể dàn xếp, nào ngờ giờ biên giới đóng cửa và hai bên dàn quân!

Báo Khmer Times và Khaosod dẫn bài đăng trên trang Facebook của ông Hun Sen, dự đoán Thái Lan sẽ có thủ tướng mới trong 3 tháng nữa.

Khi liên minh cầm quyền lung lay, 4 kịch bản có thể vẽ nên tương lai chính trị Thái Lan, trong đó có kịch bản xấu nhất: đảo chính quân sự.

Đảng Pheu Thai khẳng định Thủ tướng Paetongtarn không từ chức hay giải tán Hạ viện, dù bị Thượng viện đề nghị bãi nhiệm sau vụ rò rỉ ghi âm với ông Hun Sen.

Thượng viện Thái Lan yêu cầu Tòa Hiến pháp và NACC xem xét bãi nhiệm Thủ tướng Paetongtarn sau vụ rò rỉ cuộc gọi với ông Hun Sen, đẩy cuộc khủng hoảng chính trị lên cao trào.

Thái Lan triệu tập đại sứ nước này tại Campuchia để tham vấn chính thức, khẳng định quan hệ ngoại giao với Phnom Penh không thay đổi, sau khi đoạn ghi âm cuộc gọi giữa Thủ tướng Thái Lan và chủ tịch Thượng viện Campuchia bị rò rỉ.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đang đối mặt với áp lực tứ phía từ liên minh cầm quyền, người dân, doanh nghiệp và cả quốc gia láng giềng Campuchia.

Trung tướng Boonsin khuyên thủ tướng Thái Lan 'thấu đáo' khi xử lý quốc sự, khẳng định 'trung thành'
Trung tướng Boonsin là người bị bà Paetongtarn đề cập là 'phe đối lập' trong cuộc điện đàm với ông Hun Sen, nhưng ông khẳng định mình vẫn trung thành.

Theo ông Hun Sen, tình bạn giữa hai gia đình bị ảnh hưởng vì vụ rò rỉ nội dung cuộc điện đàm gần đây. Ông nói rằng việc này do một quan chức Campuchia thực hiện vì tức giận.

Đảng Dân chủ, một đối tác trong liên minh cầm quyền do Đảng Pheu Thai lãnh đạo, ra tuyên bố bác bỏ thông tin sẽ rút khỏi chính phủ, đồng thời kêu gọi xem xét lại quan hệ với Campuchia.

Ngày 19-6, hàng trăm người biểu tình đã tụ tập bên ngoài tòa nhà Chính phủ Thái Lan, yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra từ chức.

"Tôi xin gửi lời xin lỗi đến toàn thể người dân Thái Lan. Tôi không hề biết rằng cuộc trò chuyện đó sẽ bị ghi âm và phát tán như vậy".