Chủ nhật, ngày 7 tháng 3 năm 2021
Bị vi khuẩn whitmore... ăn mũi
TTO - Ca bệnh hi hữu vi khuẩn ăn cánh mũi bệnh nhân vừa được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ phát hiện vi khuẩn đã ăn da và phần mềm ở cánh mũi của nữ bệnh nhân nên kịp thời can thiệp, ngăn chặn tổn thương đến xương.

Nữ bệnh nhân nhập viện với phần cánh mũi đang bị vi khuẩn ăn phần da và tổ chức mềm - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 10-9, bác sĩ Đỗ Duy Cường - giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết bệnh nhân nữ vào viện hồi tháng 8 vừa qua.
Trước khi đến bệnh viện này, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết do tụ cầu, nhưng cấy máu và mủ vết thương tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho kết quả dương tính với vi khuẩn whitmore.
Khi bệnh nhân đến bệnh đang ở giai đoạn tấn công, vi khuẩn đã ăn phần da và tổ chức mềm ở cánh mũi, chưa tổn thương đến xương" - bác sĩ Cường cho biết.
Các bác sĩ đã điều trị bằng phác đồ đặc hiệu với kháng sinh phối hợp.
Sau khi tình trạng toàn thân ổn định, bệnh nhân được tiếp tục điều trị kháng sinh kéo dài kết hợp với các liệu pháp điều trị của chuyên khoa tai mũi họng: rửa vết thương, xử lý và kiểm soát các tổn thương tại mũi - họng.
Hiện vết thương đã hết mủ và đang lên da non. Tuy nhiên bác sĩ Cường cho biết bệnh nhân cần tiếp tục được điều trị trong 3 tháng nữa, được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa nếu không bệnh có khả năng tái phát rất cao.
"Trước đây 5-10 năm mới ghi nhận 20 bệnh nhân whitmore, nhưng từ đầu 2019 đến nay đã ghi nhận 20 bệnh nhân bệnh này. Trong đó, riêng tháng 8 có 12 ca nhập viện, chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, bệnh cảnh lâm sàng phức tạp nên các bệnh nhân nhập viện từ các chuyên khoa khác nhau như hô hấp, cơ xương khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa, như bệnh nhân cụ thể này vi khuẩn ăn cánh mũi..." - bác sĩ Cường nói.
Do bệnh cảnh phức tạp nên bệnh nhân dễ bị chẩn đoán nhầm, và ngay khi được chẩn đoán chính xác thì điều trị cũng khó khăn, bệnh rất dễ tái phát và hiện tỷ lệ tử vong lên tới 40%.
Vi khuẩn gây bệnh có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi chứa vi khuẩn.
Bệnh ghi nhận lẻ tẻ từ những năm 1950, được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ bị lãng quên, nhưng gần đây các ca bệnh có xu hướng gia tăng, nhất là giai đoạn tháng 7-11 hàng năm.
-
TTO - Hình ảnh trích xuất từ camera cho thấy nhân viên quên hạ gác chắn khiến tàu hỏa tông vào ôtô chạy qua đường sắt dân sinh làm cháu bé chết thảm, cả bố mẹ đều bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu.
-
TTO - Trong ngày Việt Nam chính thức tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đồng loạt tại Hà Nội, Hải Dương, TP.HCM, các nữ nhân viên y tế được ưu tiên tiêm trước trong Ngày quốc tế phụ nữ 8-3.
-
TTO - Lời kêu gọi ASEAN hợp tác hơn nữa với Trung Quốc được Ngoại trưởng Vương Nghị đưa ra trong cuộc họp báo ngày 7-3, dù lúc này Trung Quốc đang tiến hành tập trận dài 1 tháng trên Biển Đông.
-
TTO - Công an các địa phương đang đồng loạt triển khai cấp thẻ căn cước cho công dân từ 14 tuổi trở lên, có nhiều tiện ích mới sẽ góp phần tạo thuận lợi cho người dân.
-
TTO - Bản tin 18h chiều 7-3 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19, gồm 1 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương, 2 ca là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận