10/04/2020 17:47 GMT+7

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Nếu giữ số ca nhiễm hiện nay, giữa tháng 5 có thể đi học lại

NGỌC AN - ĐỨC BÌNH
NGỌC AN - ĐỨC BÌNH

TTO - Nếu tiếp tục giữ nhịp độ kiểm soát dịch với các ca nhiễm bệnh như hiện nay, thì từ tháng 6 có thể chuyển trạng thái kinh tế, đời sống sang trạng thái bình thường mới, tức Việt Nam có người nhiễm nhưng không có dịch.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Nếu giữ số ca nhiễm hiện nay, giữa tháng 5 có thể đi học lại - Ảnh 1.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng nếu giữ nhịp độ kiểm soát dịch bệnh như hiện nay có thể chuyển sang trạng thái mới từ cuối quý 2 - Ảnh: Trung tâm báo chí TPHCM

Đó là nội dung được Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nêu ra trong Hội nghị trực tuyến với các bộ ngành, địa phương ngày 10-4 để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng chừng nào chưa có văcxin, đời sống kinh tế vẫn rất khó khăn. Trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Mỹ trở thành nước có số người nhiễm bệnh lớn nhất và 13 nước chiếm 84% ca nhiễm trên toàn cầu.

Trong đó 10 nước có thu nhập bình quân đầu người cao, hay nói cách khác dịch đang tấn công vào những nước giàu nhất, có nền kinh tế lớn thế giới.

Từ 27 nước có ca nhiễm, chiếm 77% GDP vào tháng 2, nay số nước có ca nhiễm tăng lên nhanh chóng, chiếm tới 99% GDP toàn cầu, nên nguy cơ gây khủng hoảng kinh tế các nước trên thế giới là điều không tránh khỏi.

Trong khi đó, nhiều nước không kịp thời có biện pháp phòng dịch, thảo luận rất lâu việc có cần đeo khẩu trang hay không, có hạn chế tụ tập hay không. Khi hai câu hỏi này được trả lời thì dịch bệnh đã lan rộng.

Ớ các nước Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha… không còn con đường nào khác để giảm lây lan dịch bệnh là người dân phải ở nhà.

Bí thư Nhân nhìn nhận Việt Nam đã chủ động thực hiện hiệu quả biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việt Nam không cấm đi lại, nhưng yêu cầu hạn chế đi lại, ở nhà, đeo khẩu trang cho tốt, khoanh vùng ngay các F1, F2 nên giữ được số người nhiễm thấp.

"Ta yêu cầu đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người rất sớm. Các nước thực hiện ngăn sông cấm chợ như vậy là do số người lây nhiễm đã ở tỉ lệ rất cao" - Bí thư Nhân nói.

Với quan điểm không thể loại trừ hoàn toàn virus corona, mà cần cố gắng duy trì số người nhiễm và ca nhiễm ở mức thấp, bởi chừng nào không có văcxin thì không thể giảm mức độ. Có nghĩa không thể kết thúc dịch, có thể khoanh ổ dịch nhưng không thể hết người nhiễm, nên phải chung sống với một số người nhiễm.

Không có nước nào đưa ca nhiễm về 0, mà giữ ở mức cho phép.

Do đó, Bí thư Nhân cho rằng Việt Nam có khả năng trong quý 2, nhất là từ tháng 6 chuyển trạng thái kinh tế, đời sống sang trạng thái bình thường mới. Tức có người nhiễm nhưng không có dịch, đất nước Việt Nam sẽ có một số người nhiễm nhưng không có dịch.

Ông dẫn chứng, hiện cả nước chỉ còn 125 người mắc COVID-19 đang điều trị, so với Nhật Bản, Hàn Quốc ta giữ mức độ lây nhiễm tốt hơn. Đặc biệt, Việt Nam chưa có giai đoạn tăng tốc, và chỉ còn 18 tỉnh thành phố có người nhiễm, tỉ lệ thấp. Ta cũng chuẩn bị sẵn sàng giường bệnh để chữa trị.

Theo đó, ông cho rằng vẫn cần cảnh giác cao độ, giữ số lượng người nhiễm bệnh như hiện nay. Thực hiện tốt những việc đang làm như đeo khẩu trang, cấm tụ tập đông người, cần kiểm tra người nước ngoài đến Việt Nam, kiểm tra và cách ly ngay.

"Đồng thời, nếu giữ nhịp độ này, từ giữa tháng 5 có thể cho đi học lại được. Cuối tháng 5 các cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức sắp xếp lại sản xuất, ứng phó tình trạng có nguy cơ nhiễm có người nhiễm mà không có dịch như giữ khoảng cách, sắp xếp lại, sống với trạng thái mới" - Bí thư đề nghị.

Đồng thời cần có hệ thống giám sát. Ví dụ, tại các cảng hàng không như TP.HCM, cần kiểm tra người nước ngoài vào Việt Nam, khoanh vùng dập dịch chặt chẽ.

Tổ chức sản xuất đời sống trong điều kiện xung quanh dịch, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng có nhu cầu cao như lương thực.

Thủ tướng: Thủ tướng: 'Lò xo kinh tế' phải bật mạnh sau đại dịch COVID-19

TTO - Các bộ, ngành, địa phương cần đưa được cơ chế, chính sách, giải pháp mạnh mẽ đúng, trúng và triển khai quyết liệt để giải quyết việc làm, thúc đẩy nền kinh tế vượt mạnh, như cái lò xo bị nén bật mạnh ra để đuổi kịp thời gian.

NGỌC AN - ĐỨC BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên