08/03/2024 08:35 GMT+7

Bí đỏ tốt và chữa nhiều bệnh nhưng vì sao lại không nên sử dụng dầu ăn khi chế biến?

Bí đỏ là thực phẩm tốt cho não bộ, làm tăng cường miễn dịch, giúp tim khỏe mạnh, mắt sáng, giúp ngủ ngon hơn, hỗ trợ chăm sóc da cũng như làm đẹp, giúp giảm cân nhưng cần biết cách sử dụng cho đúng.

Bí đỏ là thực phẩm tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa

Bí đỏ là thực phẩm tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa

Vitamin A đứng đầu, vị thuốc chữa nhiều bệnh

BS Trương Quang Hải, Đại học Y Hà Nội, cho biết bí đỏ (bí ngô) là loại thực phẩm gần gũi được nhiều người yêu thích không chỉ dễ ăn, dễ chế biến mà còn cung cấp rất nhiều các dưỡng chất và vitamin quý.

Trong 100g bí đỏ chín sẽ có: 9mg photpho, 430mg kali, 23mg canxi, 17mg magiê, 0,5mg sắt, 8mg vitamin C (15% nhu cầu hằng ngày), 22mcg folacin (11% nhu cầu hằng ngày), 1mg beta-caroten...

Hàm lượng dinh dưỡng trong bí đỏ thường là 90% nước, 8% gluxit, 1% protein... Hàm lượng vitamin A trong bí đỏ gần như đứng đầu trong các loại rau dưa. Hơn nữa, các vitamin trong bí đỏ rất quý để chữa nhiều bệnh.

Theo lương y Nguyễn Hữu Toàn - Hội Đông y Hải Phòng, về dược lý bí đỏ có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư. Trong Đông y, bí đỏ là vị thuốc quý, vị ngọt, tính ấm, có công dụng: thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch..., thường chữa đau đầu chóng mặt, mắt kém, viêm gan, thận yếu...

- Đau đầu chóng mặt mất ngủ: Bí đỏ hầm đậu phụng hạt sen ăn.

- Tiểu đường: Bí đỏ rất giàu coban. Chất này có thể kích hoạt quá trình trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy chức năng tạo máu, tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B12. 

Ngoài ra, đây còn là nguyên tố vi lượng cần thiết cho tế bào đảo tụy của con người, có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và hạ đường huyết. Cách chế biến: bí đỏ 200g, đậu xanh 100g, xương heo 100g hầm nhừ, cho thêm gia vị vừa ăn.

- Giảm lipid máu và ngăn ngừa đột quỵ: Polysaccharide và những axit béo omega 3, omega 6 trong bí đỏ có thể có tác dụng tương tự như phospholipid, có thể loại bỏ cholesterol và ngăn ngừa xơ cứng động mạch, phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác.

Bí đỏ có thể ngăn ngừa đột quỵ, vì trong bí đỏ có chứa nhiều axit glyxeric như axit linoleic, axit palmitic và axit stearic, đây đều là những loại dầu lành tính.

- Giải độc: Bí đỏ có chứa vitamin và pectin. Pectin có tính hấp phụ tốt, có thể kết dính, loại bỏ độc tố của vi khuẩn và các chất độc hại khác trong cơ thể như chì, thủy ngân và các nguyên tố phóng xạ trong kim loại nặng.

- Bảo vệ gan: Bột bí ngô rất tốt trong việc điều trị viêm gan, xơ gan. Các loại rau có màu xanh vàng như bí ngô có thể giúp phá hủy thành phần trong thuốc trừ sâu, nitrit và các chất độc hại khác trong các thực phẩm khác, tăng cường khả năng tái tạo của các tế bào gan và thận.

- Tẩy giun: Y học dân gian đã dùng hạt bí để trị giun sán. Mỗi lần dùng khoảng 50g hạt bí rang (kể cả vỏ). Bỏ vỏ, ăn hạt vào sáng sớm. Không nhịn ăn cũng được nhưng nhịn ăn vẫn tốt hơn. Một giờ sau uống thuốc xổ thì tốt hơn. Nên dùng vài ba lần cho hết hẳn trứng ký sinh trùng.

- Phát triển não bộ: Bí đỏ chứa nhiều chất axit glutamine, chất cần thiết cho hoạt động não bộ. Chất này có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não, bồi dưỡng não.

- Giảm cân: Bí đỏ là một thực phẩm giàu chất xơ, chứa hàm lượng calo và chất béo thấp chính là một thực phẩm lý tưởng cho những người muốn giảm cân, béo phì.

- Tăng cường hệ miễn dịch: Bí đỏ rất giàu hàm lượng vitamin C nên có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp hệ thống miễn dịch trở nên khỏe mạnh. Với hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể của chúng ta sẽ chống lại được các vi khuẩn, vi rút có hại cho cơ thể.

- Tốt cho sự phát triển thai nhi: Những chất trong hạt và hoa bí đỏ giúp cho thai nhi phát triển tế bào não, tăng cường sức sống cho thai nhi và giúp ngăn ngừa những chứng phù nề, tăng huyết áp, các biến chứng khác khi mang thai và phòng chống bệnh sốt xuất huyết sau khi sinh.

- Phòng ngừa ung thư: Những thực phẩm có màu vàng như bí đỏ, cà rốt, khoai lang có chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta - carotene nên có tác dụng ngăn ngừa các căn bệnh ung thư.

- Tốt cho xương: Bí đỏ còn chứa một lượng lớn các chất khoáng và canxi, natri, kali. Đặc biệt với người già và người bệnh huyết áp những chất này giúp ngăn ngừa loãng xương và tăng huyết áp. Ngoài ra, nó còn chứa magie, phốt pho, sắt, đồng, mangan, crôm và nhiều yếu tố khác giúp xương phát triển.

- Chống trầm cảm: Bí đỏ giàu L-tryptophan, một loại chất giúp tăng cảm giác hạnh phúc. Chúng ta sẽ thấy chán nản khi mức L-tryptophan trong cơ thể thấp. Nước ép bí đỏ giúp làm tăng mức L-tryptophan và làm chúng ta thấy thoải mái và hạnh phúc.

- Ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng: Nước ép bí đỏ giúp ruột tiêu hóa thức ăn nhanh và giúp loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Vì vậy mà nước ép bí có thể chữa lành vết loét dạ dày, tá tràng và các nhiễm trùng khác trong ruột.

- Tốt cho hệ hô hấp: Chất chống oxy hóa và những chất có tính chất giảm đau trong nước ép bí đỏ giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn dị ứng và giảm dần mức nghiêm trọng của bệnh.

- Tốt cho mắt: Bí đỏ rất giàu vitamin E và β- caroten. Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể bảo vệ hiệu quả cơ thể khỏi một số gốc oxy tự do và tác hại của peroxide. β- caroten là một loại caroten chuyển hóa vitamin A trong cơ thể giúp bảo vệ thị lực, ngăn ngừa các bệnh về mắt. 

- Giúp da đẹp lên: Lượng nước trong bí đỏ khá cao nên sẽ giúp chị em bảo vệ da và chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời. 

Không chỉ được dùng trong các món ăn, bạn có thể sử dụng bí đỏ để chế biến thành những loại mặt nạ dưỡng da.

Bí đỏ cần được chế biến và bảo quản đúng cách 

Bí đỏ cần được chế biến và bảo quản đúng cách

Ăn sai sẽ gây hại

Bí đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng cần lưu ý tránh những sai lầm khi sử dụng khiến rước thêm bệnh tật vào người.

Ăn bí đỏ liên tục: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Nguyên do là trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu ăn nhiều, chất này không kịp tiêu hóa sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó sẽ khiến cho chóp mũi lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.

Bí đỏ già để lâu dễ lên men: Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí - lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Ăn khi bị rối loạn tiêu hóa: Người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong bí đỏ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh.

Bảo quản trong tủ lạnh: Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.

Nấu bí đỏ với dầu ăn: Không nấu với dầu ăn vì nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí đỏ có nghĩa là đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, hãy chế biến theo cách luộc, nướng hoặc hấp.

Lễ hội Halloween: Tại sao lấy bí đỏ để làm biểu tượng?Lễ hội Halloween: Tại sao lấy bí đỏ để làm biểu tượng?

Bí đỏ trở thành một biểu tượng không thể thay thế trong lễ hội Halloween. Tại sao không phải là bí xanh, bầu hay bất kỳ loại củ quả nào khác nhỉ?!

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên