Bầu Kiên nói cáo trạng không chính xácPhiên xét xử vụ án bầu Kiên sẽ kéo dài 14 ngàyNgày mai (16-4), xét xử đại án bầu Kiên
Phóng to |
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tại phiên tòa - Ảnh: Ttxvn |
Tại tòa, trong phần xét hỏi liên quan đến hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, hội đồng xét xử (HĐXX) cách ly các bị cáo để thực hiện xét hỏi.
Bị điều tra viên ép cung
Tòa cho phép nhưng công an không chấp thuận Buổi chiều, HĐXX cho phép bị cáo Kiên được gặp gia đình trong thời gian tòa nghỉ. Tuy nhiên, theo các luật sư, quyết định này của tòa không được lực lượng cảnh sát tư pháp chấp thuận và bị cáo Kiên vẫn chưa được tiếp xúc với người thân kể từ khi bị bắt. Các luật sư tiếp tục kiến nghị với HĐXX về việc này, đồng thời đề nghị tòa phải có ý kiến về việc trại giam bắt các bị cáo khác mặc đồng phục. Trả lời các luật sư, tòa cho rằng trong phạm vi phiên tòa thì tòa quyết định, còn thời gian tạm nghỉ thì thuộc thẩm quyền của trại giam. Ngoài phần ý kiến của hai luật sư bảo vệ trước khi kết thúc buổi làm việc thứ ba, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đề nghị HĐXX cho biết lúc nào bị cáo có thể trình bày và gửi lời tố cáo đến các ông Nguyễn Phú Trọng (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam), ông Nguyễn Bá Thanh (trưởng Ban Nội chính trung ương), ông Trương Hòa Bình (chánh án TAND tối cao) về những vấn đề xảy ra trong khi điều tra và bị giam giữ. Trong lần mở phiên tòa trước (ngày 16-4), bị cáo Kiên tố cáo với HĐXX về việc bị buộc mặc đồng phục của trại giam. |
Trả lời trước tòa, bị cáo Trịnh Kim Quang (phó chủ tịch HĐQT ACB) cho rằng việc thống nhất về chủ trương ủy thác cho các nhân viên ACB là không có gì sai bởi luật không cấm. Lời khai này của bị cáo Quang được HĐXX cho rằng mâu thuẫn với lời khai tại cơ quan điều tra. Bị cáo này khẳng định trước tòa các điều tra viên đã hướng dẫn và ép bị cáo khai theo hướng đó: “Nếu bị cáo không khai theo hướng của điều tra viên thì họ bảo cứ ngồi đấy”. Bị cáo Quang nói khi bị cáo chống đối lại ý chí của điều tra viên không thành thì sau mỗi bản cung, cạnh chữ ký của mình, ông Quang đều làm dấu hiệu để làm chứng ra tòa thì HĐXX biết để khẳng định lời khai lại cho đúng.
HĐXX công bố các bản tường trình của bị cáo Quang được thực hiện trước đó, ông Quang nói: “Do nhận thức của tôi lúc ấy và bây giờ khác nhau, vậy nên tòa hãy coi lời khai này của tôi là đúng sự thật”.
“Tổng cục Thuế không có quyền, VKS cần xem lại nghị quyết”
Trong phần thẩm vấn để làm rõ quy định về pháp lý đối với hợp đồng ủy thác được ký giữa Công ty cổ phần đầu tư và thương mại B&B (bị cáo Kiên làm đại diện pháp luật) và bà Nguyễn Thúy Hương (em gái bị cáo Kiên) cáo trạng xác định là B&B trốn thuế 25 tỉ đồng nhờ vào hợp đồng ủy thác này, HĐXX hỏi đại diện Tổng cục Thuế về việc ký công văn trả lời cơ quan điều tra khẳng định hợp đồng được ký giữa bà Hương và B&B là vô hiệu. Ông Phạm Thanh Tùng, Vụ Pháp chế (đại diện theo ủy quyền của ông Cao Anh Tuấn - phó cục trưởng Tổng cục Thuế), cho rằng mọi việc liên quan đến ủy thác tài chính cần phải có ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời khẳng định B&B phải nộp thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp. Phản bác lại kết luận của Tổng cục Thuế, bị cáo Kiên viện dẫn các khoản mục trong quyết định số 115/2009/QĐ-TTg quy định về chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) không có quy định Tổng cục Thuế có quyền kết luận hợp đồng ủy thác là không có giá trị.
Liên quan đến việc này, bị cáo Kiên khai Công ty B&B thực hiện đúng nghị quyết của Quốc hội về việc nộp thuế trong các báo cáo tài chính ngay sau khi nghị quyết có hiệu lực vài ngày. Đại diện VKS “vặn” bị cáo, cho rằng nghị quyết của Quốc hội chưa có hiệu lực ngay sau khi được ban hành thì bị cáo Kiên phản bác: “Đề nghị VKS đọc lại nghị quyết của Quốc hội bởi nghị quyết này có hiệu lực ngay sau khi ban hành”.
Ngân hàng Nhà nước tránh câu hỏi của tòa
Để làm rõ việc Công ty cổ phần phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam (Nguyễn Đức Kiên làm chủ tịch HĐQT) có được quyền ủy thác cho ACB để kinh doanh vàng trạng thái hay không, tòa nhiều lần hỏi đại diện Ngân hàng Nhà nước. Ông Đào Xuân Tuấn, đại diện Ngân hàng Nhà nước, nói việc kinh doanh vàng ở Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi nghị định 174 của Chính phủ và quyết định số 03 của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó quyết định số 03/2006 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. HĐXX nhắc lại câu hỏi là Thiên Nam thực hiện hợp đồng ủy thác với ACB thì có đúng không, đại diện này cho biết quyết định 03 chỉ điều chỉnh đối với những đơn vị tín dụng được phép kinh doanh, còn việc ủy thác không nằm trong phạm vi điều chỉnh của quyết định này. Ông Tuấn còn nói việc ủy thác tài chính rất phức tạp nên không thể trả lời.
Bị cáo Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB) cho rằng ACB hoạt động và tuân thủ nghiêm túc theo pháp luật nhưng với những phần mà pháp luật chưa quy định thì ACB sẽ tự chẻ nhỏ trong phạm vi hoạt động của mình để dễ quản lý. Theo đó, trong việc nhận ủy thác đối với Thiên Nam, ACB quan tâm đến yếu tố năng lực tài chính và uy tín của đối tác, không quan tâm đến việc giấy phép đăng ký kinh doanh của Thiên Nam đăng ký gì.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận