25/12/2023 13:13 GMT+7

Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM ghi nhận nhiều người bị cốt tủy viêm xương, 6 ca tử vong

Trong 4 năm (2019 - 2023), Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM tiếp nhận 41 ca cốt tủy viêm xương, trong đó năm 2022 sau đại dịch COVID-19 nhiều nhất với 22 ca. Nhiều ca trong số này không cấy ra vi trùng, có 6 ca tử vong.

Các bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM trong một cuộc mổ - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM trong một cuộc mổ - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Báo cáo tổng kết các trường hợp mắc bệnh lý cốt tủy viêm xương (viêm xương - tủy xương) từ năm 2019 - 2023, tại hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên, bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn - trưởng khoa mũi xoang Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM và các cộng sự cho hay viêm xương - tủy xương là tình trạng viêm của tủy xương, có xu hướng tiến triển đến vỏ xương và mô quanh xương.

Bệnh có 3 dạng là cốt tủy viêm xương hàm trên, cốt tủy viêm sàn sọ và viêm xoang nấm xâm lấn.

Về giới tính, tỉ lệ nữ mắc bệnh gấp 1,5 lần so với nam, với 24 trường hợp. Đa số bệnh nhân đều trên 50 tuổi (chiếm 78%), trong đó trẻ nhất là 41 tuổi, cao nhất là 82 tuổi.

Những bệnh nhân viêm xương - tủy xương còn mắc các bệnh kèm theo như đái tháo đường (34/41 bệnh nhân, chiếm 82,9%), mắc COVID-19 với 22/41 bệnh nhân (chiếm 53,7%).

Bệnh nhân cũng có các triệu chứng lâm sàng như nhức đầu, đau mặt, sưng mặt, chảy mũi hôi, giảm thị lực, sụp mi...

Khi nội soi mũi xoang các bệnh nhân, ghi nhận tình trạng viêm ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh nhiều mủ đục từ khe mũi, cuốn mũi hoại tử. Trên ảnh CT-Scan ghi nhận tình trạng bệnh nhân gặp phải nhiều nhất là bị hủy dưới 3 xương (xương hàm trên, xương gò má và xương hốc mắt), chiếm 73,2%.

Khi cấy mủ làm vi sinh học, nghiên cứu ghi nhận vi khuẩn nuôi cấy được nhiều nhất là Staphylococci (9/41), kế đến là Klebsiela, Streptococci… 

Đáng chú ý có đến 17 trường hợp không cấy được vi trùng. Ngoài ra nấm Aspergills cũng ghi nhận được 14 trường hợp và Mucor là 9 trường hợp.

Các bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM điều trị kháng nấm cho bệnh nhân, đồng thời hội chẩn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện Chợ Rẫy trong một số trường hợp.

Về kết quả điều trị, có 22 ca khỏi bệnh (chiếm 53,6%), 15 ca thị lực cải thiện, 11 ca đang trong giai đoạn theo dõi, 2 ca tái phát, 6 ca tử vong.

Các nghiên cứu viên tại Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM cho rằng bệnh lý cốt tủy viêm xương trước đại dịch COVID-19 thường ít gặp, nhưng từ sau COVID-19 đến nay có xu hướng tăng dần. 

Nếu bệnh được chẩn đoán, đánh giá và xử trí tích cực ban đầu, bệnh nhân sẽ được cứu sống, tăng khả năng phục hồi thị lực.

Bốn nguyên nhân gây bệnh hoại tử xương hàm mặt hậu COVID-19Bốn nguyên nhân gây bệnh hoại tử xương hàm mặt hậu COVID-19

TTO - Nhà khoa học Ai Cập Haytham Al-Mahalawy đưa ra bốn yếu tố có khả năng gây bệnh hoại tử xương hàm mặt liên quan đến hậu COVID-19.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên