07/04/2023 10:55 GMT+7

Bệnh lý lạ dễ dẫn đến sẩy thai, lưu thai, đột quỵ, nhồi máu cơ tim...

Phần lớn các trường hợp sẩy thai, thai chết lưu liên tiếp mà không tìm thấy nguyên nhân liên quan đến hội chứng kháng phospholipid. Đây là tai biến sản khoa và tắc mạch dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như nhồi máu phổi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim...


Bệnh lý lạ dễ dẫn đến sẩy thai, lưu thai, đột quỵ, nhồi máu cơ tim... - Ảnh 1.

Siêu âm cho sản phụ tại bệnh viện E - Ảnh BVCC

Phần lớn các trường hợp sẩy thai, thai chết lưu liên tiếp mà không tìm thấy nguyên nhân liên quan đến hội chứng kháng phospholipid. Đây là tai biến sản khoa và tắc mạch dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như nhồi máu phổi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc tĩnh mạch sâu, thiếu máu cơ tim thoáng qua, sùi van tim, động kinh...

Hội chứng antiphospholipid (APS) là bệnh tự miễn, thường gặp ở phụ nữ trẻ, từ 30-40 tuổi, tỉ lệ nữ/nam ~ 5/1. APS không những là nguyên nhân sẩy thai mà còn gây đẻ non, suy rau thai, tiền sản giật...

Liên tiếp sẩy thai, thai chết lưu mà không biết bệnh

Chị Nguyễn Thị T. (Hà Nội) 4 lần mang thai thì có 2 lần sẩy, 2 lần thai chết lưu nhưng không rõ nguyên nhân. Cuối cùng chị được chỉ định xét nghiệm kháng thể kháng cardiolipin IgG và IgM kết quả dương tính, từ đó mới biết nguyên nhân là do hội chứng kháng phospholipid.

PGS.TS Hoàng Thị Lâm, trưởng bộ môn dị ứng miễn dịch lâm sàng, Đại học Y Hà Nội, cho biết hội chứng kháng phospholipid hay còn gọi là hội chứng antiphospholipid (APS) là bệnh tự miễn, thường gặp ở phụ nữ trẻ, từ 30-40 tuổi, nhưng nam giới cũng nguy cơ mắc bệnh này với tỉ lệ 1/5..

Phần lớn các trường hợp sẩy thai liên tiếp mà không tìm thấy nguyên nhân liên quan đến APS. Định lượng kháng - kháng thể huyết thanh thấy 30% các trường hợp sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, có nồng độ kháng kháng thể huyết thanh tăng, mà chủ yếu là tăng các kháng  - kháng thể phospholipids.

Hội chứng APS xuất hiện ở bệnh nhân có tiền sử sẩy thai liếp < 12 tuần, > 12 tuần hoặc bất cứ tuổi thai nào. Hơn nữa, APS không những là nguyên nhân sẩy thai liên tiếp mà còn liên quan đến tình trạng bệnh lý khác: đẻ non, suy rau thai - thai kém phát triển, tiền sản giật, tắc mạch…

Tiêu chuẩn lâm sàng của APS gồm có:

1. Tắc mạch: Có ít nhất một lần tắc mạch (tĩnh mạch, động mạch hoặc các mạch máu nhỏ) ở bất kỳ mô hoặc cơ quan nào trong cơ thể. Tắc mạch phải được xác định bằng chẩn đoán hình ảnh hoặc siêu âm Doppler hoặc mô bệnh học và được loại trừ các bệnh tắc tĩnh mạch bề mặt. Chẩn đoán bằng mô bệnh học phải loại trừ tình trạng viêm thành mạch.

2. Biến cố thai sản: Có ít nhất một lần thai lưu không rõ nguyên nhân (không có bất thường thai nhi) từ tuần 10 thai kỳ trở lên.

Có ít nhất một lần sinh non không rõ nguyên nhân (không có bất thường thai nhi) trước tuần 34 thai kỳ do: sản giật hoặc tiền sản giật nặng, hoặc có dấu hiệu suy tuần hoàn rau thai…

Có ít nhất 3 lần sẩy thai ngẫu nhiên liên tiếp trước 10 tuần thai kỳ không do bất thường về giải phẫu hoặc hormone của mẹ, hoặc bất thường về nhiễm sắc thể.

Thảm họa APS tổn thương nhiều cơ quan 

PGS.TS. Hoàng Thị Lâm cảnh báo, APS xuất hiện tự kháng thể kháng phospholipid trong máu, từ đó tạo ra các cục máu đông trong lòng mạch, các triệu chứng như nhồi máu phổi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc tĩnh mạch sâu, thiếu máu cơ tim thoáng qua, sùi van tim, động kinh, mảng xanh tím livedo...

Đối với phụ nữ mang thai, bệnh gây tình trạng sẩy thai tái diễn, thai chậm hoặc ngừng phát triển trong tử cung. Bệnh thường đi kèm với giảm tiểu cầu mức độ trung bình.

Khoảng 1-5% dân số có kháng thể kháng phospholipid. Các kháng thể này bao gồm kháng thể kháng cardiolipin, kháng thể kháng β2glycoprotein và kháng đông lupus.

Tuy nhiên, phần lớn những người có kháng thể kháng phospholipid hoàn toàn khỏe mạnh, chỉ một phần nhỏ trong số đó tiến triển thành hội chứng kháng phospholipid.

Bệnh hay đi kèm với một số bệnh như Lupus ban đỏ hệ thống, (30%), hoặc tắc tĩnh mạch sâu, (30%). Khoảng 25% bệnh nhân đột quỵ sớm dưới 50 tuổi, 10% bệnh nhân sẩy thai tái diễn có phối hợp với hội chứng antiphospholipid.

Khoảng 1% bệnh nhân APS có thể gặp thảm họa APS, đây là biến chứng nặng của hội chứng antiphospholipid, bệnh diễn biến trong thời gian ngắn, dẫn đến tổn thương tiến triển nhiều cơ quan nội tạng. Tỉ lệ tử vong của bệnh trong trường hợp này rất lớn nếu không được điều trị kịp thời.

Theo PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm, phần lớn các bệnh nhân APS được chẩn đoán sau các biến cố tắc mạch, hoặc thai sản, chính vì thế, điều trị chủ yếu là dự phòng tắc mạch, hoặc dự phòng biến cố thai sản.

Để tránh những tai biến đáng tiếc, người bệnh nếu có 1 trong những triệu chứng lâm sàng kể trên nên đi xét nghiệm: Kháng thể kháng cardiolipin IgG và/hoặc IgM, kháng thể kháng đông Lupus hoặc Kháng thể kháng β2glycoprotein I IgG và/hoặc IgM.

Bà bầu lưu ý: thừa cân hay thiếu cân đều tăng cao nguy cơ sảy thai!Bà bầu lưu ý: thừa cân hay thiếu cân đều tăng cao nguy cơ sảy thai!

Những phụ nữ thừa cân hoặc thiếu cân - tức là có chỉ số khối cơ thể (BMI) tương ứng từ 25–30 hoặc dưới 18,5 – đều có nguy cơ sảy thai cao hơn người thường tới 70%.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên