Bệnh không liên quan đến tiểu đường hay huyết áp cao và ảnh hưởng đến những người đàn ông làm trong ngành nông nghiệp tại các quốc gia Trung Mỹ dọc bờ biển Thái Bình Dương như El Salvador, Nicaragua và Costa Rica.
Daniel Brooks thuộc Trường Y tế cộng đồng ĐH Boston (Mỹ), cho biết tại Mỹ các bệnh nhân suy thận qua đời vào độ tuổi 70 và 80. Tuy nhiên ở các quốc gia Trung Mỹ, thanh niên độ 20-30 tuổi bắt đầu mắc “căn bệnh thận mãn tính không rõ nguồn gốc” (CKDu) và qua đời trong độ tuổi 40-50.
Các nhà khoa học tin rằng có rất nhiều nhân tố gây ra bệnh CKDu nhưng ít nhất có một nhân tố liên quan đến nghề nghiệp. “Đây là một vấn đề phức tạp và cần thời gian để tìm ra câu trả lời”, cố vấn thường trú của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Mỹ tại Guatemala nhìn nhận. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ công nhân nam mắc CKDu tại các khu vực trồng mía cao hơn 20%.
Một trường hợp điển hình là ông Juan Salgado bắt đầu công việc đốn mía tại một thị trấn ven biển Nicaragua từ năm 16 tuổi. Ông bị các triệu chứng như sốt, đau đầu, chán ăn và uể oải 35 năm sau đó và chức năng thận của ông cũng bị suy yếu nhiều. “Tôi biết có rất nhiều lao động là đồng nghiệp của tôi đã chết và tôi biết cũng có nhiều người không thể làm việc được nữa vì căn bệnh này” - ông Salgado, nay đã 65 tuổi, chia sẻ.
Ông Salgado cùng với nhà làm phim tài liệu Jason Glaser lập Quỹ La Isla Foundation vào năm 2008 nhằm giúp nâng cao phúc lợi cho công nhân mía cũng như tìm cách phòng tránh CKDu bằng cách hợp tác với các nhà khoa học của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Mỹ để hiểu biết kỹ hơn về nguyên nhân gây CKDu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận