Do vậy, chị Hà băn khoăn chưa biết làm sao khắc phục tính “đầu voi đuôi chuột” của con mình?”. Rơi vào hoàn cảnh tương tự, bé Hoàng Anh, con chị Diễm (Hà Nội), năm nay 9 tuổi, bé hiểu bài rất nhanh. Song, bé không chú tâm kiên trì để học thuộc ghi nhớ những bài thơ, những công thức đã học.
Kiên nhẫn không phải bẩm sinh
Tính kiên nhẫn rất quan trọng đối với sự thành bại trong học tập cũng như trong công việc của một người. Tuy nhiên, kiên nhẫn không tự nhiên có. Cha mẹ nên chú ý bồi dưỡng tính kiên nhẫn khi trẻ còn nhỏ thông qua những công việc cụ thể, phù hợp với khả năng của trẻ.
Trẻ con không thể kiên trì tiến hành công việc đến cùng, thiếu tập trung, kiềm chế kém là điều bình thường. Đặc biệt, những bé lanh lợi thuộc kiểu khí chất hoạt bát thì thiếu tính kiên trì là một trong những nhược điểm của kiểu khí chất này. Không những thế, nhiều trẻ nhanh chóng thích ứng với những điều mới mẻ, hấp dẫn nhưng rất chóng chán khi tỏ tường điều chúng muốn khám phá. Về khả năng tập trung trí lực và thể lực vào một công việc cụ thể, ở trẻ tuổi mẫu giáo khoảng 10-15 phút, ở trẻ tuổi tiểu học là 20-30 phút. Do đó, khi con có tính “cả thèm chóng chán” cha mẹ chớ có buồn phiền và đừng... buông xuôi.
Dạy con làm việc phải đến nơi, đến chốn
- Bồi dưỡng hứng thú cho trẻ: Hứng thú với công việc sẽ giúp trẻ say mê, tập trung được trí tuệ, sức lực và tình cảm của mình vào công việc; vượt qua khó khăn, trở ngại. Cha mẹ nên cố gắng cho trẻ tiếp cận và thực hiện những điều mới lạ, bồi dưỡng hứng thú cho trẻ. Nhất là trong lĩnh vực học tập, cha mẹ cần gần gũi, chia sẻ với con những niềm vui trong quá trình khám phá kiến thức mới. Trong giao công việc, cha mẹ cần phân công cụ thể, tỉ mỉ kèm theo những câu khích lệ, động viên kịp thời.
- Vạch kế hoạch tỉ mỉ cho con: Học tập hay làm bất cứ nhiệm vụ gì trẻ sẽ khó kiên nhẫn khi không biết mình thực hiện để làm gì và trong bao lâu. Cho nên, trước khi bắt tay vào tiến hành bất cứ việc gì, cha mẹ nên cùng con lập kế hoạch cụ thể. Khi có cơ sở rõ ràng như thế, trẻ sẽ tự tin thực hiện công việc. Từ đó, hình thành dần tính kiên trì cho trẻ tùy từng công việc cụ thể.
- Làm tốt công tác chuẩn bị: Chẳng hạn như sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp; chuẩn bị đầy đủ tài liệu sách vở, bút, thước...; bố trí nơi học tập thoáng mát, tránh sự phân tán chú ý, mất tập trung của trẻ.
- Nâng cao ý thức tự giác cho con: xen kẽ quá trình giáo dục, cha mẹ cần giúp con hình thành tính tự giác một cách tích cực. Trẻ con phải ý thức được trách nhiệm trong gia đình là học tập thật tốt, giúp đỡ cha mẹ những công việc hợp với khả năng của mình.
- Làm gương cho con: Nhiều bậc phụ huynh rất ngạc nhiên khi biết con trẻ thiếu tính kiên trì một phần lỗi là do cách giáo dục của cha mẹ. Việc giao nhiệm vụ, đưa ra yêu cầu đối với con không đến nơi đến chốn, cách thể hiện hời hợt khiến trẻ suy nghĩ rằng việc mình phải thực hiện không có gì quan trọng, làm đến đâu hay đến đó, không cần cố gắng, nỗ lực. Do đó, trước khi tiến hành một công việc nào đó, cha mẹ phải làm gương, không được có thói quen làm việc bỏ dở giữa chừng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận