Hầu hết ý kiến cho rằng việc thu phí xe máy là bất hợp lý và không khả thi.
Phóng to |
Nhiều con đường tại TP.HCM vẫn bị ngập do mưa và triều cường - Ảnh: THUẬN THẮNG |
Đề nghị thu phí xe máy từ 500.000-1 triệu đồng/nămBăn khoăn với đề nghị thu phí xe máy
* Ông Lâm Thiếu Quân (đại biểu HĐND TP.HCM):
Không nên thu phí xe máy
Tôi cho rằng đề xuất của Bộ GTVT về việc thu phí lưu hành hằng năm đối với xe máy cần phải xem xét lại.
Rõ ràng trước đây cũng như hiện nay các trạm thu phí trên quốc lộ do Bộ GTVT quản lý không hề thu phí xe gắn máy và các trạm thu phí giao thông ở các địa phương cũng không thu phí xe gắn máy, thì việc Bộ GTVT đề xuất thu phí lưu hành xe gắn máy cho quỹ bảo trì đường bộ là không hợp lý. Hơn nữa, nếu tổ chức thu phí xe gắn máy sẽ không thể kiểm soát được xe nào thu và xe nào chưa thu do số lượng xe gắn máy quá lớn (nhất là ở Hà Nội và TP.HCM). Còn nếu lập ra bộ máy kiểm soát thu phí xe gắn máy thì e rằng kinh phí nuôi bộ máy này còn lớn hơn khoản thu được từ xe gắn máy, chưa kể trong quá trình thực hiện thu phí sẽ phát sinh nhiều tiêu cực khác.
* Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Xuân Mai (Trường đại học Bách khoa TP.HCM):
Khó thực hiện
Bộ GTVT đưa ra giải pháp thu phí xe gắn máy là rất chủ quan và khó thực hiện. TP.HCM và Hà Nội có số lượng xe gắn máy lớn nhất nước, trong đó TP.HCM có hơn 4 triệu chiếc nên việc kiểm tra, giám sát thu phí loại xe này là không khả thi. Hơn nữa, xe gắn máy không gây tác động nhiều đến yếu tố kỹ thuật của cầu đường nên việc thu phí loại xe gắn máy đưa vào quỹ bảo trì đường bộ là bất hợp lý.
Tôi nghĩ Bộ GTVT phải xem xét chiến lược phát triển giao thông công cộng đã thực hiện đến đâu và cần tìm hiểu vì sao TP.HCM và Hà Nội quá chậm trong triển khai các dự án metro, xe điện mặt đất... Nếu cần, nên “trảm” những người đã triển khai chậm các dự án phát triển giao thông công cộng khiến nạn ùn tắc giao thông tại TP.HCM và Hà Nội ngày càng tăng.
Vì vậy, Bộ GTVT không nên dựa vào việc thu phí giao thông xe gắn máy để hạn chế xe cá nhân hoặc dựa vào thu phí ôtô để hạn chế xe vào trung tâm TP.
Vấn đề chính là Bộ GTVT cần đưa ra lộ trình phát triển vận tải công cộng bằng loại xe có sức chở lớn và vận chuyển nhanh để người dân thấy lợi ích của loại phương tiện này và từ bỏ xe cá nhân, chứ không nên hết đề ra phương án này rồi đẻ ra phương án nọ thu phí ôtô, xe gắn máy khiến nhiều người dân bức xúc. Và bức xúc này rất đúng khi giao thông công cộng phát triển ì ạch và cầu đường liên tục hư hỏng, xuống cấp mà các cơ quan nhà nước cứ đòi thu phí giao thông.
* Chiêu cũ Không quản lý được thì đánh thuế cao hoặc cấm. Thử hỏi đường sá chất lượng như thế nào mà đã thu thuế đường bộ (đã đánh vào xăng), giờ lại thêm phí lưu thông? Phương tiện đi lại chính của đa số người dân hiện nay là xe máy. Các phương tiện công cộng không bảo đảm tuyến, giờ giấc thì làm sao đi làm đúng giờ? Có tăng thu thì người dân cũng phải đi xe máy. * Thu phí làm gì? Chúng tôi muốn biết tiền phí thu được sẽ sử dụng ra sao để tu bổ đường sá, bảo đảm an toàn không còn “hố tử thần”, kẹt xe vì “lô cốt”. Nếu không được biết tại sao phải đóng phí lưu hành xe cá nhân - một phương tiện tất yếu của đời sống trong hoàn cảnh khó khăn về giao thông - thì có khác nào chúng tôi đang đóng tiền phạt vạ vì đã mua xe. Người mua xe đã đóng đủ các loại tiền thuế ở mức cao, mua nhiên liệu giá cao, giờ phải đóng thêm phí lưu hành. Đừng để chúng tôi phải nghĩ rằng những thất thoát trong xây dựng và quản lý cầu đường đang được bù đắp bằng các loại phí thu như thế này. * Dành nhiều tiền hơn cho giao thông Hằng năm phải bỏ ra một số tiền lớn giải tỏa nhà cửa, công trình để làm đường, sao không tính tổng diện tích đất của khu vực và đối chiếu theo chuẩn thì bao nhiêu phần trăm dành cho đất ở, giao thông, cây xanh, công trình công cộng...? Và đường giao thông kiểu tổ nhện thì phải giải quyết triệt để. Cần dành tài chính nhiều hơn cho giao thông, chịu khổ cho những năm nay thì những năm sau sẽ không còn kẹt xe nữa. Chứ thay đổi giờ làm hay thu phí xe... chỉ là biện pháp tình thế, năm sau lại xới tung làm lại vì cũng kẹt xe thêm. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận