30/05/2019 10:45 GMT+7

Báo Trung Quốc cảnh báo Mỹ đừng đánh giá thấp khả năng phản đòn

D. KIM THOA - NGUYÊN HẠNH
D. KIM THOA - NGUYÊN HẠNH

TTO - Bài xã luận mới đăng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc được truyền thông Mỹ dẫn lại với nhiều quan ngại về khả năng thương chiến leo thang.

Báo Trung Quốc cảnh báo Mỹ đừng đánh giá thấp khả năng phản đòn - Ảnh 1.

Mỏ đất hiếm tại Bayan Obo, Trung Quốc là một trong những mỏ có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới - Ảnh: CNBC

Bài xã luận viết: "Chúng tôi khuyên phía Mỹ không nên đánh giá thấp khả năng của phía Trung Quốc trong việc bảo vệ những quyền phát triển và lợi ích của mình. Đừng nói chúng tôi đã không cảnh báo các anh!".

"Đừng nói chúng tôi đã không cảnh báo các anh!"

Cũng trong bài này, Trung Quốc đe dọa sẽ cắt nguồn cung đất hiếm như một biện pháp phản đòn với Mỹ trong bối cảnh thương chiến leo thang. Đất hiếm là nguyên liệu trọng yếu trong quá trình sản xuất điện thoại iPhone, xe điện và các loại vũ khí chính xác hiện đại khác.

"Liệu đất hiếm có trở thành vũ khí đối chọi của Trung Quốc để chống lại áp lực mà Mỹ đã áp đặt một cách hoàn toàn vô cớ không? Câu trả lời không còn là bí mật nữa", bài xã luận viết.

Cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã leo thang nhanh chóng trong tháng này khi cả hai bên đã áp các mức thuế quan với hàng trăm tỉ USD hàng hóa của hai bên.

Trung Quốc đe hạn chế nguồn cung đất hiếm với Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump đưa Công ty Huawei vào danh sách đen, ra sắc lệnh yêu cầu nhiều công ty Internet và các nhà sản xuất chip của Mỹ cắt quan hệ làm ăn với Huawei.

Những thông tin đồn đoán về đòn đáp trả bằng đất hiếm của Trung Quốc với Mỹ rộ lên từ tuần trước khi ngày 20-5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm tới các cơ sở khai thác và sản xuất đất hiếm tại tỉnh Giang Tây (Trung Quốc).

Mỹ tăng cường sản xuất đất hiếm, giảm lệ thuộc Trung Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ đang yêu cầu nguồn tài chính mới từ ngân sách liên bang để thúc đẩy việc sản xuất nội địa đối với đất hiếm và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Tướng Mike Andrews, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết yêu cầu của Lầu Năm Góc đã được gửi lên Nhà Trắng cũng như trình bày trước quốc hội.

Ông nói với Reuters ngày 29-5 (giờ Mỹ): "Bộ Quốc phòng tiếp tục làm việc sâu sát với tổng thống, quốc hội và nhánh công nghiệp ở Mỹ để cải thiện khả năng cạnh tranh trong thị trường khai thác mỏ".

Đất hiếm dùng để sản xuất các linh kiện quan trọng của nhiều sản phẩm kỹ thuật từ công nghệ tới vũ khí.

Trung Quốc được biết đang sản xuất hơn 95% lượng đất hiếm trên thế giới và đặc biệt, Mỹ đang phụ thuộc khi 80% lượng đất hiếm nước này nhập khẩu xuất phát từ Trung Quốc.

Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc tuy vậy đã làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh có thể dùng đất hiếm làm "vũ khí" cho "chiến tranh thương mại". Với vị thế nhà cung cấp số 1 về đất hiếm, Bắc Kinh có thể giành lợi thế trên bàn đàm phán.

Trong khi Trung Quốc đến nay chưa chính thức đưa ra tuyên bố nào liên quan tới chuyện hạn chế xuất khẩu đất hiếm tới Mỹ thì truyền thông Trung Quốc lại có vẻ ủng hộ ý định này. Ví dụ tờ Nhân Dân Nhật Báo khẳng định Mỹ đang phụ thuộc một cách "không thoải mái" vào đất hiếm từ Trung Quốc.

Mối lo này lý giải tại sao giờ đây Bộ Quốc phòng Mỹ muốn "tự chủ" về nguồn cung đất hiếm và thúc đẩy chương trình liên bang để gia tăng sản xuất nội địa.

Hiện Bộ Quốc phòng chỉ chiếm 1% tổng nhu cầu đất hiếm của Mỹ, theo số liệu báo cáo năm 2016 từ quốc hội.

Đất hiếm có thể được dùng trong công nghệ sản xuất hệ thống dẫn đường của các loại tên lửa tinh vi hiện nay do các công ty như Raytheon, Lockheed Martin hay BAE Systems chế tạo. Ngoài ra, đất hiếm cũng cần thiết cho thiết bị quân sự như động cơ máy bay, thiết bị laser hay công nghệ quan sát ban đêm.

Trung Quốc bắn tiếng dùng đất hiếm làm vũ khí Trung Quốc bắn tiếng dùng đất hiếm làm vũ khí

TTO - Cơ quan chịu trách nhiệm chính sách kinh tế của Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận việc sử dụng hàng hóa làm từ đất hiếm của Trung Quốc để chống lại chính nước này, theo đài CNBC.

D. KIM THOA - NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên