05/07/2019 16:14 GMT+7

Báo chí có quyền yêu cầu cung cấp thông tin chống tham nhũng

ÁI NHÂN
ÁI NHÂN

TTO - Luật phòng chống tham nhũng 2018 có hiệu lực từ 1-7-2019, quy định 'Cơ quan báo chí, nhà báo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin liên quan đến hành vi tham nhũng'.

Báo chí có quyền yêu cầu cung cấp thông tin chống tham nhũng - Ảnh 1.

Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung phát biểu tại hội thảo - Ảnh: ÁI NHÂN

"Luật phòng chống tham nhũng 2018 nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải cung cấp thông tin liên quan tới tham nhũng cho cơ quan báo chí, nhà báo. Tuy nhiên để được cung cấp thông tin này hoàn toàn không dễ. Nhiều cơ quan nhà nước dựa vào quy chế phát ngôn để trì hoãn, né tránh"- tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung, khoa luật hành chính Đại học Luật TP.HCM, nhận định như trên tại hội thảo "Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay" do Trường đại học Luật TP.HCM tổ chức ngày 5-7.

Luật tiếp cận thông tin 2016, Luật phòng chống tham nhũng 2018 đã đưa ra những quy định về thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong đấu tranh chống tham nhũng.

Theo tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung, hành vi tham nhũng thường có xu hướng bị che giấu và can thiệp do người tham nhũng đa số là cán bộ nhà nước. 

Một số cơ quan nhà nước né tránh cung cấp thông tin cho phóng viên bằng nhiều cách, trong đó có việc lợi dụng cơ chế "người phát ngôn".

Thực tế, từ năm 2017, Chính phủ đã ban hành nghị định số 09/2017 quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, một số cơ quan chưa cử người phát ngôn hoặc có cử nhưng nhiều trường hợp người phát ngôn không cập nhật, không nắm rõ thông tin để cung cấp cho báo chí.

"Thậm chí, nhiều cơ quan nhà nước đã lạm dụng triệt để Luật bảo vệ bí mật nhà nước để bao che, bưng bít thông tin cho những hành vi sai trái của mình, tránh sự giám sát của công chúng. Đó là nguyên nhân khiến tiêu cực, tham nhũng ngày càng gia tăng" - tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung nhận định.

Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp về những vấn đề cốt lõi và mới mẻ trong phòng chống tham nhũng giai đoạn hiện nay như: kiểm soát quyền lực và chống tham nhũng; phòng chống tham nhũng trong một số lĩnh vực quản lý công, đất đai, tư pháp; thu hồi tài sản tham nhũng; xử lý kỷ luật công chức vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng; quy định của luật hình sự về các tội phạm tham nhũng…

Chống tham nhũng vặt, người đứng đầu phải có dũng khí Chống tham nhũng vặt, người đứng đầu phải có dũng khí

TTO - Chính phủ đang tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Tuổi Trẻ đăng các ý kiến hiến kế cho "cuộc chiến" chống tham nhũng của Chính phủ.

ÁI NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên