12/05/2021 16:18 GMT+7

Báo cáo nghiên cứu khoa học thời COVID: Thầy trò hồi hộp lo 'đứt mạng'

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - "Trước khi Hội nghị Khoa học sinh viên diễn ra, tôi cũng không dám chắc bảo vệ trực tuyến có tốt hay không", PGS.TS Trần Quốc Bình, phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo khoa học, cho biết.

Báo cáo nghiên cứu khoa học thời COVID: Thầy trò hồi hộp lo đứt mạng - Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên làm clip báo cáo khoa học khá công phu - Ảnh: ĐHKHTN

Hội nghị Khoa học sinh viên năm 2021 của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã diễn ra theo cách chưa từng có tiền lệ. 

Trong khi thầy cô phải ngồi cách nhau 2m tại trường thì sinh viên chuẩn bị đường truyền, máy tính, điện thoại, hồi hộp "lên sóng" bảo vệ đề tài từ xa.

"Hội nghị phải đảm bảo được sức khỏe cho mọi người và đường truyền Internet ổn định. Điều chúng tôi lo lắng nhất là sự gián đoạn của đường truyền có thể khiến sinh viên mất bình tĩnh và không đạt được phong độ thuyết trình cao nhất. Do đó chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ từ trước. Trước khi sự kiện diễn ra, cả thầy và trò phải mất một buổi sáng diễn tập trước" - PGS.TS Hoàng Thị Minh Thảo, trưởng phòng khoa học và công nghệ, cho biết.

Báo cáo nghiên cứu khoa học thời COVID: Thầy trò hồi hộp lo đứt mạng - Ảnh 2.

Thầy và trò phản biện trực tuyến thay vì trực tiếp - Ảnh: ĐHKHTN

Năm nay, sinh viên được chọn một trong hai hình thức báo cáo: trực tiếp ở điểm cầu của mình hoặc qua video thực hiện trước, sau đó các thành viên hội đồng đặt câu hỏi và sinh viên trả lời.

PGS.TS Trần Quốc Bình - phó hiệu trưởng, chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo - đánh giá: "Dù dịch nhưng chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên năm nay vẫn rất tốt. Trong số các báo cáo, có 23 công trình có tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn, 15 công trình có kết quả được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, đặc biệt có 6 công trình được đăng trên tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI/SCOPUS".

Ông Bình cũng thở phào vì: "Các em báo cáo bằng clip quay trước hay báo cáo trực tuyến trực tiếp đều rất trôi chảy. Trừ một số trục trặc kỹ thuật không đáng kể, tôi có cảm giác như các em đang báo cáo trực tiếp vậy".

Báo cáo nghiên cứu khoa học thời COVID: Thầy trò hồi hộp lo đứt mạng - Ảnh 3.

Các thành viên hội đồng đánh giá cấp trường phải đảm bảo ngồi cách nhau 2m - Ảnh: ĐHKHTN

Thông thường, sau hội đồng đánh giá cấp trường, còn một phiên toàn thể để các khoa cử sinh viên có công trình nghiên cứu xuất sắc nhất báo cáo, nhưng sự kiện này phải tạm hoãn vì dịch không cho phép tập trung đông người.

Các báo cáo của sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên năm 2021, ngoài những đề tài nghiên cứu chuyên sâu của hai ngành vật lý, toán học, sinh viên ngành hóa học, thực phẩm, môi trường, địa chất, du lịch, bất động sản thiên về nghiên cứu ứng dụng. 

30% báo cáo khoa học của sinh viên được trình bày bằng tiếng Anh 100%, và hầu hết các em này đến từ các chương trình học tiên tiến.

Các báo cáo khoa học của sinh viên có điểm số cao của năm nay sẽ được gửi tham gia xét giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và cấp Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2021.

Công bố 10 công trình đạt giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2020 Công bố 10 công trình đoạt giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2020

TTO - Vòng chung khảo giải thưởng 'sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2020' đã đánh giá 75 đề tài, để lựa chọn ra 10 đề tài đoạt giải nhất và giải nhì từng lĩnh vực khoa học và công nghệ.

NGỌC DIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên