21/12/2022 09:25 GMT+7

Bạn đọc bắt mạch, kê toa trị bệnh vô cảm nhân viên sân bay Việt Nam

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

Liên quan đến câu hỏi "vì sao nhân viên sân bay Việt Nam lúc nào 'mặt cũng khó đăm đăm'?", hàng trăm bạn đọc đã nêu ý kiến phản hồi. Không chỉ phản ánh thực tế, nhiều bạn đọc còn bắt mạch, kê toa trị bệnh vô cảm này.

Bạn đọc bắt mạch, kê toa trị bệnh vô cảm nhân viên sân bay Việt Nam - Ảnh 1.

Hành khách làm thủ tục bay trong sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tiếp tục góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo giới thiệu các ý kiến tiêu biểu của bạn đọc.

1.001 kiểu gây khó chịu

- Nói thật là mấy bạn này cũng chỉ là nhân viên bình thường... Vậy mà không hiểu sao, từ cửa bãi đỗ xe, chỉ hỏi dãy, khu vực thôi mà mấy người giữ xe cũng chảnh, mặt lạnh như tiền, đến mấy ông an ninh cổng, còi thổi toét toét, chỉ trỏ ghê gớm,...

Không biết các bạn này có được học khóa kỹ năng giao tiếp, thân thiện với người dân, khách hàng của mình không? Hay họ nghĩ rằng, họ là số 1, bất cần quan tâm đến cảm xúc của người khác? Có lẽ không có cạnh tranh, độc quyền của sân bay đã tạo ra môi trường làm việc không tốt.

Ý kiến bạn đọc Xuan Lam

- Sân bay "mặt lạnh" nhất thế giới là Tân Sơn Nhất và Nội Bài! Xếp hàng nhập cảnh thì rồng rắn, visa on arrival thì chờ muốn xỉu, hành lý thì lâu thiệt lâu mới load ra được băng chuyền… dù chi phí từng hành khách thu… không sót 1 đồng mà phục vụ thì ôi thôi rồi!

Cho nên toàn ngành du lịch và hàng không nước ta đứng chót bảng so với các nước trong khu vực. Thiệt… buồn vô tận!

Ý kiến bạn đọc Quang Nguyên

- Tôi ngán nhất là phải tháo dây lưng và tháo giày ra. Nếu đi quốc tế làm chặt chẽ thì do yêu cầu của nước đến. Còn bay trong nước tôi thiết nghĩ là không cần thiết. Nên bỏ đi những quy trình này.

Ý kiến bạn đọc Sang Nha

- Còn một vấn nạn nữa là Việt kiều về thăm thân nhân khi qua cửa hải quan đều phải bỏ ít tiền cà phê thì mới không bị làm khó. 

Cái này ai có người nhà thì đều rõ, xuyên suốt từ thời mới mở cửa đến bây giờ. Tôi nghĩ, cần xử lý triệt để vì bây giờ mình đâu còn quá khó khăn như ngày xưa. 

Nên chăng tạo bộ mặt mới cho hải quan sân bay, khi mọi nhân viên là một quý ông, một quý bà đại diện cho một quốc gia văn minh lịch sự trên thế giới.

Ý kiến bạn đọc Van Dung Nguyen

Nhìn sang các nước phát... thèm!

- Tôi có 1 trải nghiệm rất thú vị là lần đầu tôi xuất cảnh sang Úc có quá cảnh tại sân bay Hong Kong. 

Khi tôi bước vô phi trường quá lớn với 80 cửa ra máy bay, tôi ngơ ngác tìm kiếm cổng ra máy bay của mình, lập tức có 1 bạn nhân viên sân bay thấy tôi, chạy lại và nhận sự giúp đỡ, cô ấy hướng dẫn rất là tận tình. 

Ở đây tôi muốn nói là cách đào tạo khả năng quan sát của con người rất tốt, chứng tỏ họ rất văn minh hơn mình rất nhiều lần, từ những việc đào tạo nhỏ nhặt nhất. Việt Nam nên học hỏi.

Ý kiến bạn đọc Bùi Hữu Huy

- Đợt rồi mới đi du lịch Thái về. Nước bạn cải tiến nhiều. Nhập cảnh nhanh, hệ thống vân tay, chụp ảnh truy xuất 2 phút là xong hết. Tươi cười vui vẻ hỗ trợ. Về lại Việt Nam nhập cảnh ôi thôi mặt mày hải quan đăm chiêu, nạt nộ khách. Không có line nhập cảnh cho người Việt Nam. 10 năm rồi vẫn y nguyên như vậy. Thật sự quá sức thất vọng…

Ý kiến bạn đọc Minh

 - Đơn giản chỉ vì đối với nước ngoài, các vị trí - chức danh ấy thì rất ư bình thường nhưng ở ta thì ngược lại, làm trong sân bay rất oai, rất ngầu, rất chi là "hãnh diện"...

Ý kiến bạn đọc Phúc Nguyễn

- Sang nước ngoài, qua sân bay đã thấy được sự thân thiện từ ánh mắt, nụ cười trên môi của những người làm nhiệm vụ bên trong nhà ga, cúi đầu chào, hướng tay chỉ cho khách ra vào máy bay. 

Ý kiến bạn đọc But

Thuốc nào trị bệnh vô cảm?

- Cần giáo dục nghệ thuật giao tiếp cho nhân viên sân bay đơn giản như: nở nụ cười, cảm ơn, hay chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ và phục vụ quý khách... Có vậy mới gây được thiện cảm với khách trong và ngoài nước.

Ý kiến bạn đọc Mai Phương

- Cần phải có tỉ lệ đào thải hằng năm thì với loại được người kém, người không yêu nghề. Như ở nước ngoài tỉ lệ đào thải hằng năm là 10%. Những người bị sa thải cũng có cơ hội để tìm việc phù hợp hơn.

Ý kiến bạn đọc Lê Tùng

- Tôi nghĩ trước mắt các sân bay nên có dịch vụ chấm điểm, đánh giá thái độ ứng xử, phục vụ hành khách tại các quầy, cán bộ hải quan/an ninh. Khách chấm điểm luôn như các cơ quan hành chánh nhà nước là tôi thấy có sự cải thiện chất lượng phục vụ dân khá rõ rệt. 

Ngoài ra, cán bộ, nhân viên ở sân bay cũng cần được đào tạo tiếng Anh tốt hơn để tự tin, cởi mở nói chuyện với hành khách và chủ động giúp hành khách khi thấy họ bối rối, luống cuống…

Ý kiến bạn đọc Nhung Nguyen

- Không có cơ chế cạnh tranh, giám sát, đánh giá thì không biết bao giờ tốt lên. Cứ để lương thưởng theo đánh giá điểm, theo số khách phục vụ thì lại tuyệt vời như mấy nhân viên siêu thị điện máy, ngân hàng nước ngoài ngay. Ai chẳng biết thế, có điều sao họ phải làm vậy?

Ý kiến bạn đọc Van Son Le

Bạn quan tâm và muốn chia sẻ thêm gì về vấn đề trên? Bạn từng gặp những trường hợp tương tự trên và bạn có thể kể lại câu chuyện đã gặp, chứng kiến?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... mời bạn gởi đến phản hồi trong ngày qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết.

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, ngành du lịch Việt Nam cần những điều kiện gì để thu hút du khách và cải thiện thứ hạng chót bảng như hiện nay?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên