Theo CNBC, hệ thống cảm biến này nhiều khả năng sẽ sử dụng công nghệ không dây tầm ngắn Bluetooth để quét mọi động tĩnh diễn ra xung quanh chiếc xe, đồng thời giao tiếp với hệ thống cảm biến hay GPS của những chiếc xe khác để từ đó hiển thị các thông tin lên bảng điều khiển của tài xế. Những cảnh báo này có thể bao gồm việc có xe khác đang cố vượt qua hay có xe cấp cứu đang di chuyển.
Công nghệ này được cho là sẽ ngăn chặn hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của 80% các vụ tai nạn không liên quan đến rượu.
Hệ thống cảm biến này được Apple mô tả là có cùng đặc điểm với hệ thống phát hiện điểm mù đang được sử dụng phổ biến trên các ôtô ngày nay.
Sơ đồ phương thức hoạt động của hệ thống cảm biến. Ảnh: CNBC |
Hiện nghiên cứu này đã được Apple xin cấp bằng sáng chế. Tuy vậy, được cấp bằng sáng chế không đồng nghĩa với việc nó chắc chắn sẽ xuất hiện ngoài thị trường. Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu được cấp bằng sáng chế những chúng chưa bao giờ được thương mại hóa.
Khái niệm những chiếc xe có thể “giao tiếp” với nhau không phải là mới: Hiệp hội Giao tiếp giữa ôtô được thành lập vào năm 2002; Broadcom đã nghiên cứu về công nghệ này trong nhiều năm qua, trong khi Qualcomm đã tiến hành thử nghiệm nhiều giải pháp, bao gồm cả việc kết hợp giữa Bluetooth, Wi-Fi và 3G/4G LTE.
Trước đây, CEO Apple – Tim Cook cho biết hãng này đang đầu tư nhiều vào việc xây dựng hệ thống xe tự lái. Apple cũng đã tạo ra một hệ điều hành sử dụng cho ôtô mang tên CarPlay. “Quả táo cắn dở” cũng quan tâm đến việc cải tiến các công nghệ không dây, với thành tựu mới nhất là tai nghe không dây AirPods.
Một trong nhiều mẫu concept chiếc iCar của Apple. Ảnh: CNBC |
Do đó, sẽ không ngạc nhiên chút nào đến việc Apple ứng dụng hệ thống cảm biến giao tiếp này lên những chiếc xe tự lái của mình (nhiều nguồn tin cho biết Apple đang phát triển những chiếc xe tự lái mang tên iCar).
Hiện Apple vẫn chưa đưa ra bình luận gì về hệ thống cảm biến này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận