29/05/2024 09:17 GMT+7

Ảnh ngoạn mục thiên hà và tinh vân do kính James Webb chụp

Kính viễn vọng không gian James Webb chụp được nhiều hình ảnh tuyệt đẹp các thiên hà và tinh vân, mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu và khám phá.

Cụm sao cầu NGC 6440 quay quanh vùng phình trung tâm thiên hà - vùng tập trung dày đặc các ngôi sao - của Dải Ngân hà. Việc quan sát các cụm sao dày đặc là một thách thức cho đến khi kính viễn vọng không gian James Webb xuất hiện - Hình ảnh: ESA/Webb, NASA & CSA, P. Freire

Cụm sao cầu NGC 6440 quay quanh vùng phình trung tâm thiên hà - vùng tập trung dày đặc các ngôi sao - của Dải Ngân hà. Việc quan sát các cụm sao dày đặc là một thách thức cho đến khi kính viễn vọng không gian James Webb xuất hiện - Hình ảnh: ESA/Webb, NASA & CSA, P. Freire

Kể từ khi ra mắt vào ngày 25-12-2021, kính viễn vọng không gian James Webb, hiện cách Trái đất hơn 1,6 triệu km, đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc mang tính đột phá về lịch sử vũ trụ của chúng ta.

Năm nay, James Webb đã giúp đo được những dao động cực nhỏ về độ sáng của ngoại hành tinh khí nóng khổng lồ WASP-43b có kích thước bằng sao Mộc, nắm bắt được sự ra đời của các ngôi sao, tìm thấy bằng chứng về một ngôi sao neutron trong tàn tích siêu tân tinh đang bốc lửa và mang lại những hiểu biết mới cho giới nghiên cứu về các thiên hà xoắn ốc có nhánh lượn sóng.

Trang Popular Science đã thu thập 8 hình ảnh do James Webb chụp các thiên hà, tinh vân được yêu thích trong năm 2024 (tính tới tháng 5-2024), ghi lại vẻ huy hoàng đầy cảm hứng của không gian vô tận.

Bên trong đám mây Magellan lớn (một thiên hà vệ tinh của Dải Ngân hà) là N79, một tổ hợp hình thành sao khổng lồ. N79 tạo ra các ngôi sao với tốc độ ấn tượng và nhanh hơn nhiều so với các vùng tương tự trong thiên hà của chúng ta - Hình ảnh: ESA/Webb, NASA & CSA, O. Nayak, M. Meixner

Bên trong đám mây Magellan lớn (một thiên hà vệ tinh của Dải Ngân hà) là N79, một tổ hợp hình thành sao khổng lồ. N79 tạo ra các ngôi sao với tốc độ ấn tượng và nhanh hơn nhiều so với các vùng tương tự trong thiên hà của chúng ta - Hình ảnh: ESA/Webb, NASA & CSA, O. Nayak, M. Meixner

Tại trung tâm của I Zwicky 18 là hai đợt hình thành sao. Thiên hà lùn không đều này được xác định lần đầu tiên vào những năm 1930, nhưng các nhà khoa học đang sử dụng độ phân giải và độ nhạy của Webb trong vùng hồng ngoại để quan sát I Zwicky 18 kỹ hơn và nghiên cứu vòng đời của các ngôi sao - Hình ảnh: ESA/Webb, NASA, CSA, A. Hirschauer, M. Meixner và cộng sự.

Tại trung tâm của I Zwicky 18 là hai đợt hình thành sao. Thiên hà lùn không đều này được xác định lần đầu tiên vào những năm 1930, nhưng các nhà khoa học đang sử dụng độ phân giải và độ nhạy của Webb trong vùng hồng ngoại để quan sát I Zwicky 18 kỹ hơn và nghiên cứu vòng đời của các ngôi sao - Hình ảnh: ESA/Webb, NASA, CSA, A. Hirschauer, M. Meixner và cộng sự.

Cách Trái đất khoảng 32 triệu năm ánh sáng là NGC 1433, một thiên hà xoắn ốc với trung tâm sáng rực rỡ - Hình ảnh: NASA, ESA, CSA,

Cách Trái đất khoảng 32 triệu năm ánh sáng là NGC 1433, một thiên hà xoắn ốc với trung tâm sáng rực rỡ - Hình ảnh: NASA, ESA, CSA,

Kính viễn vọng không gian James Webb đã chụp được những hình ảnh hồng ngoại sắc nét nhất từ trước đến nay "bờm" tinh vân Đầu Ngựa. Bên trong đám mây màu xanh xám của nó, có thể thấy những ngôi sao trẻ đang lấp lánh - Hình ảnh: NASA, ESA, CSA, Karl Misselt (Đại học Arizona), Alain Abergel (AIM Paris-Saclay) STScI, Janice Lee (STScI), Thomas Williams (Oxford), nhóm PHANGS

Kính viễn vọng không gian James Webb đã chụp được những hình ảnh hồng ngoại sắc nét nhất từ trước đến nay "bờm" tinh vân Đầu Ngựa. Bên trong đám mây màu xanh xám của nó, có thể thấy những ngôi sao trẻ đang lấp lánh - Hình ảnh: NASA, ESA, CSA, Karl Misselt (Đại học Arizona), Alain Abergel (AIM Paris-Saclay) STScI, Janice Lee (STScI), Thomas Williams (Oxford), nhóm PHANGS

Những ngôi sao nóng, khổng lồ ở giai đoạn đầu đời của chúng ẩn mình trong lớp bụi của NGC 604. Vùng hình thành sao này nằm trong thiên hà Tam Giác, cách chúng ta 2,73 triệu năm ánh sáng - Hình ảnh: NASA, ESA, CSA, STScI

Những ngôi sao nóng, khổng lồ ở giai đoạn đầu đời của chúng ẩn mình trong lớp bụi của NGC 604. Vùng hình thành sao này nằm trong thiên hà Tam Giác, cách chúng ta 2,73 triệu năm ánh sáng - Hình ảnh: NASA, ESA, CSA, STScI

Ẩn sau một lượng lớn bụi, kính viễn vọng không gian James Webb đã chụp được những ngôi sao trẻ trong cánh tay khổng lồ của NGC 1559, một thiên hà xoắn ốc cách Trái đất 35 triệu năm ánh sáng - Hình ảnh: ESA/Webb, NASA & CSA, A. Leroy, J. Lee và Nhóm PHANGS

Ẩn sau một lượng lớn bụi, kính viễn vọng không gian James Webb đã chụp được những ngôi sao trẻ trong cánh tay khổng lồ của NGC 1559, một thiên hà xoắn ốc cách Trái đất 35 triệu năm ánh sáng - Hình ảnh: ESA/Webb, NASA & CSA, A. Leroy, J. Lee và Nhóm PHANGS

Dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Hubble và James Webb đã được kết hợp để chụp ảnh NGC 5468, một thiên hà nằm cách Trái đất khoảng 130 triệu năm ánh sáng - Hình ảnh: Webb NIRCam   Hubble WFC3

Dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Hubble và James Webb đã được kết hợp để chụp ảnh NGC 5468, một thiên hà nằm cách Trái đất khoảng 130 triệu năm ánh sáng - Hình ảnh: Webb NIRCam Hubble WFC3

Phát hiện một trong những thiên hà lâu đời nhất vũ trụ sơ khaiPhát hiện một trong những thiên hà lâu đời nhất vũ trụ sơ khai

Các quan sát bằng kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ vật thể Gz9p3 thực sự là một trong những thiên hà khổng lồ lâu đời nhất vũ trụ sơ khai.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên