Phóng to |
Người biểu tình tập trung gần quảng trường Tahrir ở Cairo ngày 5-2 - Ảnh: Reuters |
Theo AFP, sau khi con trai của tổng thống Hosni Mubarak, Gamal Mubarak, từ bỏ chức vụ trong đảng, Hossam Badrawy, bác sĩ kiêm chính trị gia nổi tiếng ở Ai Cập thuộc phe có tinh thần cải cách của đảng đã trở thành Tổng thư ký và Thư ký chính sách của NDP.
Động thái mới nhất của tổng thống Mubarak cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt khả năng Gamal Mubarak có thể thay cha làm tổng thống.
Phó tổng thống Omar Suleiman cũng khẳng định Gamal sẽ không tranh cử tổng thống vào cuối năm nay.
Quân đội Ai Cập - lực lượng quan trọng trong việc quyết định vị tổng thống đang bị bao vây tứ phía có từ chức hay không - hiện vẫn chưa đưa ra quan điểm rõ ràng.
Chỉ huy quân đội Ai Cập Hassan al-Roweny đã đến Quảng trường Giải phóng ở Cairo để gặp người biểu tình, thuyết phục họ dừng biểu tình để tránh đưa Ai Cập rơi vào tình trạng hỗn loạn hơn. Tuy nhiên, người biểu tình đã la ó phản đối.
Đến nay, cuộc biểu tình đã trở nên bớt gay cấn, còn vài ngàn người vẫn đang ngồi ở Quảng trường Giải phóng để tiếp tục tăng cường sức ép buộc tổng thống phải ra đi.
Trong khi đó, tổng thống Mubarak vẫn tiếp tục họp chính phủ, với sự tham gia của Thủ tướng, thống đốc ngân hàng, bộ trưởng xăng dầu, bộ trưởng thống nhất xã hội, bộ trưởng thương mại, công nghiệp và tài chính.
Ngân hàng Credit Agricole của Pháp ước tính cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập đang làm nước này thiệt hại 310 triệu USD mỗi ngày do nhà máy đóng cửa và khách tham quan hủy các chuyến du lịch. Kinh tế gia của Credit Agricole cũng hạ thấp mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ai Cập từ 5,3% xuống 3,7% trong năm nay.
Tại thủ đô Cairo, các ngân hàng, thị trường chứng khoán và hàng loạt nhà máy lớn đã phải đóng cửa trong nhiều ngày qua. Thực phẩm tiếp tục tăng giá - một trong các nguyên nhân khiến hàng trăm nghìn nguời biểu tình trên đuờng phố.
Hiện Ai Cập đang là lúc cao điểm của mùa du lịch, kéo dài đến tháng năm. Tuy nhiên, nhiều hãng hàng không và đại lý du lịch đã ngừng đưa khách đến Ai Cập. Dù kênh đào Suez, tuyến đường thủy có vai trò chiến lược giúp rút ngắn quãng đường tàu thuyền đi từ Châu Âu sang Châu Á và ngược lại, vẫn hoạt động. Tuy nhiên, một số hãng vận tải lớn đã bắt đầu đóng cửa các cơ sở.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Ai Cập cho biết mức tăng trưởng, từng được dự đoán là 6%, sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này và thiệt hại có thể lên tới 8 tỷ USD trong hai tuần, song Ai Cập đã có nguồn dự trữ (khoảng 36 tỷ USD) và kinh nghiệm để đối phó với tình trạng này.
Về ảnh hưởng tới thị trường dầu mỏ thế giới do những biến động chính trị tại Ai Cập, Bộ trưởng Năng lượng và Dầu mỏ Venezuela, ông Rafael Rodriguez, nhận định rằng giá dầu mỏ có thể lên mức độ cao chưa từng thấy 200 USD/thùng nếu cuộc khủng hoảng ở Ai Cập dẫn đến việc đóng cửa kênh đào Suez.
Theo ông Rodriguez, hiện nay tình hình trên thị trường là tương đối ổn định, song do tình trạng bất ổn ở Ai Cập hơn 10 ngày qua, giá "vàng đen" trên thị trường thế giới đã tăng mạnh. Ai Cập không phải là nước xuất khẩu dầu lớn trên thế giới, song kênh đào Suez thuộc địa phận nước này có vai trò rất quan trọng vì khoảng 2,4 triệu thùng dầu được trung chuyển qua đây mỗi ngày. Con số này tương đương với sản lượng dầu một ngày của Iraq hay Brazil.
Tin, bài liên quan:
Thành viên chủ chốt của đảng cầm quyền Ai Cập từ chứcTổng thống Ai Cập Mubarak không chịu ra điMỹ bàn kế hoạch loại bỏ MubarakBiểu tình Ai Cập: 5 người thiệt mạng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận