Mẹ con tìm thấy nhau sau gần 40 năm thất lạc
Mười năm chăm sóc người dưng
Ngài Toilet
Phóng to |
Bà Nhung và con trai nuôi Đinh Chiến Thắng - Ảnh: T.L. |
Bà Đinh Thị Nhộn (60 tuổi) không thể nào quên buổi sáng 29-4-2013 ấy. Đó là hôm bà mang gùi vào bãi tha ma lấy cỏ cho trâu, đến giữa trưa khi chuẩn bị ra về bỗng nghe tiếng khóc.
Lần theo tiếng khóc, bà chui vào hang đá cạnh bãi tha ma thì phát hiện tiếng khóc phát ra từ một hốc đá nhỏ. Miệng hốc đá được phủ đầy lá rừng. Cào hết lớp lá bên ngoài, bà Nhộn giật mình khi phát hiện trong hốc đá nhỏ xíu ấy là một bé sơ sinh đang quẫy đạp.
“Tôi phải kéo đến lần thứ ba mới lôi được bé ra ngoài. Vì hốc nhỏ nên đầu bé bị nén, khi kéo ra đầu bị xước hết. Rồi máu chảy, kiến cắn, cả người và miệng bé thâm tím, chỉ được quấn mỗi cái áo khoác bên ngoài, dây rốn còn quấn ngang bụng” - bà Nhộn nhớ lại. Bà ôm cậu bé về nhà dùng dây chỉ cắt rốn cho bé. Nhà bà nghèo, lại là người dân tộc Mường nên không ai nghĩ đến việc đưa bé đi bệnh viện.
Người dân làng Ưng nghe nói có một bé trai được nhặt từ bãi tha ma về đã kéo đến xem. Giữa trưa, khi anh Đinh Trọng Thực, bí thư Đảng ủy xã Phú Vinh, đến thì cả người bé đã tím tái, đôi mắt không mở được nữa vì dính đầy đất cát. Anh Thực cùng người làng đưa bé vào trạm y tế xã Trung Hòa. Sức khỏe nguy kịch, bé được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc để theo dõi trong lồng kính.
Khi bác sĩ hỏi tên của bé để làm hồ sơ bệnh án thì cả anh Thực lẫn người dân ngớ ra vì không ai biết tên cháu bé. Bé đã chiến thắng cái chết để sống lại, anh Thực nghĩ vậy và đặt tên cho bé là Chiến Thắng. Người dân tộc Mường ở xã Phú Vinh chủ yếu mang họ Đinh. Và thế là Chiến Thắng mang luôn họ Đinh.
Trong khi Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc cứu chữa cho Thắng thì ở xóm Ưng, việc truy tìm mẹ cho bé cũng bắt đầu. Tin đồn lan nhanh, có người dân đến mách chính quyền mẹ của cháu là chị Đinh Thị Uyên. Sau một lúc hỏi chuyện, động viên, dọa nạt Uyên mới chịu thừa nhận vừa sinh cháu sáng nay. Khi đi làm cỏ sắn thì đau đẻ, Uyên chui vào bãi tha ma, đẻ xong rồi đút con vào hang đá, sau đó lại tiếp tục đi làm cỏ sắn rồi bỏ về nhà như chưa có chuyện gì xảy ra.
Cả nhà Uyên ngạc nhiên khi biết cô vừa sinh con vì chín tháng qua hằng ngày Uyên đều nịt bụng rồi lên nương bóc lá mía, làm cỏ sắn. Không ai biết cô mang thai với một người đã có vợ. Cũng vì sợ bố đánh, vì xấu hổ với dân làng và vì nghèo quá không nuôi được con nên Uyên vứt lại bãi tha ma.
Khi vào bệnh viện thăm người em, bà Đinh Thị Nhung (51 tuổi) xin Uyên cho mình đem bé về nuôi. Uyên cho liền. Vậy là một tuần sau khi bé Chiến Thắng ra viện, bà Nhung đón cả hai mẹ con chị Uyên về nhà nuôi để bé được bú sữa mẹ. Đầy một tháng, Uyên giao lại con cho bà Nhung rồi về nhà mình.
“Bà Nhung bị điên mới nhận thằng ấy về nuôi” - đó là câu nói của nhiều người dân xóm Ưng khi nghe tin bà Nhung nhận nuôi Chiến Thắng. Tài sản của bà Nhung - theo bà kê khai trong tờ đơn xin con nuôi - gồm một ngôi nhà 40m2, một chiếc xe máy cũ cùng thu nhập 490.000 đồng/tháng.
Bà Nhung là chị cả trong gia đình có sáu chị em. “Không biết do mình xấu quá hay mình nghèo quá mà không ai để ý. Đến khi muốn lấy chồng thì qua tuổi mất rồi” - bà nói về sự lỡ làng của đời mình như thế. Bà ở với bố mẹ, bố mẹ già thì ở với em. Nhưng khi các em lần lượt có gia đình thì bà nhận ra sự thừa thãi của mình trong ngôi nhà ấy.
Xin bố mẹ cho một mảnh đất, bà tằn tiện xây được căn nhà rồi dọn ra ở riêng. Tài sản là ruộng mía quanh nhà cùng tủ hàng tạp hóa chỉ có mươi gói mì ăn liền và đồ gia vị lặt vặt. Bà bảo cứ tưởng cuộc đời mình trôi qua buồn tẻ như thế, cho đến khi vào bệnh viện gặp Thắng thì bà thương ngay.
Nhận nuôi Thắng là điều mà bà Nhung gọi là “trời cho may mắn”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận