30/04/2024 17:10 GMT+7

ACV lãi 2.900 tỉ đồng, tiếp tục thu hồi nợ hãng bay 6 1 2

Quản lý khai thác 22 sân bay và chủ đầu tư xây dựng giai đoạn 1 sân bay Long Thành, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) lãi 2.900 tỉ đồng trong quý 1-2024. ACV ráo riết thu nợ nghìn tỉ đồng của hãng bay nội địa, tính đến khả năng kiện.

Thị trường hàng không hồi phục, ACV tiếp tục tăng lợi nhuận hàng nghìn tỉ đồng chỉ trong quý 1-2024 - Ảnh: CÔNG TRUNG

Thị trường hàng không hồi phục, ACV tiếp tục tăng lợi nhuận hàng nghìn tỉ đồng chỉ trong quý 1-2024 - Ảnh: CÔNG TRUNG

Hàng không phục hồi, đại gia sân bay lãi đậm

ACV vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1-2024. "Ông lớn" kinh doanh sân bay đang có kết quả làm ăn hiệu quả những tháng đầu năm với doanh thu thuần 5.644 tỉ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

ACV lãi sau thuế 2.921 tỉ đồng, tăng 79% so với quý 1 năm ngoái. Đây là con số lợi nhuận quý cao kỷ lục của ACV do thị trường hàng không quốc tế phục hồi.

Dù vậy, ACV đang ghi nhận các khoản thu ngắn hạn đang "phình to" với 13.800 tỉ đồng, tăng 1.000 tỉ đồng so với đầu năm.

Các khoản thu này chủ yếu từ các hãng hàng không trong nước gồm Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways và Pacific Airlines, Vietravel Airlines. Trong đó ACV phải trích lập dự phòng 3.895 tỉ đồng cuối kỳ.

Đáng chú ý, riêng ba hãng bay gồm Bamboo Airways, Pacific Airlines và Vietravel Airlines, ACV phải trích lập dự phòng 100% giá trị nợ xấu.

ACV là doanh nghiệp được Nhà nước nắm 95,4% vốn. Hiện nay, ACV đang là chủ đầu tư của nhiều dự án hàng không, với tổng mức đầu tư các dự án đang triển khai hơn 133.000 tỉ đồng. Trong đó, đáng chú ý nhất là dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Theo lãnh đạo của ACV, công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp vẫn tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới. Nhìn vào các khoản nợ lên đến hàng nghìn tỉ đồng của hãng bay đối với ACV, doanh nghiệp này cho biết hãng bay đang vi phạm hợp đồng với cảng nhưng chây ì trả nợ.

Những khoản nợ của các hãng bay gồm chi phí hạ cất cánh và chi phí thu hộ trong vé máy bay (phí an ninh soi chiếu, dịch vụ hành khách). Cụ thể, trong cơ cấu vé máy bay, hãng bay thu hộ phí dịch vụ cảng và soi chiếu an ninh 120.000 đồng/khách với bay nội địa và 25 USD/khách bay quốc tế. Thế nhưng các hãng bay có dấu hiệu chiếm dụng số tiền thu hộ này, chây ì trả cho ACV, khiến số tiền nợ ngày càng "phình to".

Do đó, ACV cho biết trong năm 2024 sẽ không cho các hãng nợ tiền thu hộ, vi phạm hợp đồng sẽ dừng dịch vụ hoặc khởi kiện.

Xây sân bay, vận hành và thu tiền...

ACV hiện đang nắm độc quyền cung cấp các dịch vụ hàng không cho các hãng bay trong và ngoài nước như dịch vụ an ninh, dịch vụ mặt đất, phục vụ hành khách, cất cánh và hạ cánh…

Tổng công ty được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trừ sân bay Vân Đồn do SunGroup đầu tư.

"Ông trùm" sân bay có những công ty con và công ty liên kết khá dày đặc. Có hai công ty con về nhiên liệu hàng không và bảo dưỡng sửa chửa máy bay. Ngoài ra, ACV có 10 công ty liên kết về dịch vụ mặt đất, bán hàng trong sân bay, kho hàng hóa...

Bị chiếm dụng hàng ngàn tỉ đồng, ACV sẽ khởi kiện các hãng bay?Bị chiếm dụng hàng ngàn tỉ đồng, ACV sẽ khởi kiện các hãng bay?

Trong năm 2024, ACV sẽ không cho các hãng bay nợ tiền thu hộ. Nếu vi phạm hợp đồng sẽ bị dừng dịch vụ hoặc khởi kiện.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (6)
thông tin tài khoản
😀😁😂🤣😃😄😅😆😉😊😋😎😍😘🥰😗😙😚🙂🤗🤩🤔🤨😐😑😶🙄😏😣😥😮🤐😯😪😫😴😌😛😜😝🤤😒😓😔😕🙃🤑😲☹️🙁😖😞😟😤😢😭😦😧😨😩🤯😬😰😱🥵🥶😳🤪😵😡😠🤬😷🤒🤕🤢🤮🤧😇🤠🤡🥳🥴🥺🤥🤫🤭🧐🤓😈👿👹👺💀👻👽🤖💩😺😸😹😻😼😽🙀😿😾
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên